Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5 - 2022)

Hình tượng Bác Hồ trên sân khấu truyền thống

Ra mắt tối 19 - 20.5 tại Nhà hát lớn Hà Nội, vở kịch hát “Nợ nước non” khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày thơ ấu đến khi Người ra đi tìm đường cứu nước, góp thêm những hình ảnh đẹp về Bác trên sân khấu truyền thống.

Cách thể hiện phong phú, đa dạng

Kịch hát “Nợ nước non” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ, NSND Triệu Trung Kiên đạo diễn, Nhà hát Cải lương Việt Nam thực hiện, là phần đầu dự án nghệ thuật mang tính sử thi về Chủ tịch Hồ Chí Minh, khắc họa giai đoạn thiếu thời cho đến khi Người lên tàu sang Pháp tìm đường cứu nước. Hai phần còn lại sẽ được dàn dựng trong hai năm tiếp theo. Vở diễn có sự kết hợp giữa cải lương và nhiều loại hình âm nhạc truyền thống như dân ca ví dặm xứ Nghệ, ca Huế, bài chòi và dân ca Nam Bộ. Tác phẩm khắc họa hình ảnh Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, cùng mẹ Hoàng Thị Loan, cha Nguyễn Sinh Sắc… trong không gian văn hóa các vùng miền từ Bắc tới Nam; đặc biệt là sự đổi thay, trưởng thành về nhận thức, lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược, nung nấu quyết tâm tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Theo NSND Triệu Trung Kiên, chuyện về Bác nhiều người đã biết, đã thuộc nhưng thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, mỗi nghệ sĩ sẽ kể lại theo cách riêng của mình, bảo đảm vở diễn mang tính nghệ thuật cao, khán giả thấy thuyết phục. “Nợ nước non” được dàn dựng với ngôn ngữ nghệ thuật tổng hợp, có cả ca, múa, nhạc, tạo nên nhiều cảnh diễn nghệ thuật xúc động, lôi cuốn…

Trước đó, vở tuồng “Không còn đường nào khác” của Nhà hát Tuồng Việt Nam, nhạc kịch “Người cầm lái” của Nhà hát Công an Nhân dân, hay chương trình nghệ thuật “Tên Người sáng mãi” với chùm kịch ngắn “Đoàn kết là sức mạnh”, “Đôi mắt sáng” và “Bác Hồ và mùa xuân năm ấy” của Nhà hát Kịch Việt Nam cũng lần lượt ra mắt công chúng Thủ đô. Các tác phẩm tập trung khai thác cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ lúc Người ra đi tìm đường cứu nước, chèo lái con thuyền cách mạng, giải phóng và thống nhất đất nước. Với nhiều cách chuyển tải, các câu chuyện nhắc nhớ mỗi người về những bài học mà Bác để lại, những lời dặn dò đầy sâu sắc và tình yêu của Bác dành cho Nhân dân, đất nước.

bh.jpg
Một cảnh trong vở tuồng "Không còn đường nào khác" của Nhà hát Tuồng Việt Nam

Áp lực và tự hào

Thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu là vinh dự, tự hào nhưng cũng đầy áp lực với các văn nghệ sĩ. Theo PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ, từng có hàng chục tác phẩm sân khấu thể hiện hình tượng Bác Hồ. Các tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, thiết kế sân khấu, phục trang… đều có lợi thế riêng nhưng cũng gặp không ít khó khăn. “Nói như vậy bởi lâu nay tác phẩm văn học nghệ thuật về Bác, hình tượng Bác đã được xây dựng rất nhiều và khá thành công. Khai thác những gì người trước đã làm mà vẫn tìm được cái mới thực sự không đơn giản. Vì vậy, cần có những sáng tạo như xây dựng các câu chuyện của Bác trong đời thường, đối với đạo diễn; sức cảm hóa, lay động của Người tới Nhân dân và bạn bè quốc tế qua thể hiện ánh mắt, giọng nói, cử chỉ, nếu là diễn viên; hay việc tôn trọng lịch sử trong thiết kế sân khấu, phục trang… để tác phẩm có sức sống, hấp dẫn khán giả”.  

Đồng quan điểm, NSND Lê Tiến Thọ cho biết, ông đã gặp một số thách thức khi xây dựng hình tượng Bác Hồ trong vở tuồng “Không còn đường nào khác”, nhất là cảnh diễn Bác Hồ gặp gỡ đồng bào miền Nam. Ở bản diễn trước đây do cố đạo diễn Đoàn Anh Thắng dàn dựng, hình tượng Bác Hồ chưa được xây dựng như một nhân vật chính mà chỉ xuất hiện ở thời khắc khi cách mạng miền Nam đang bị Mỹ - Diệm đàn áp khốc liệt. “Trong lần phục dựng, tôi đã để nhân vật Bác Hồ thoại và hát tuồng trong cảnh gặp gỡ đồng bào miền Nam. Đây là lần đầu tiên Bác Hồ hát và diễn trên sân khấu tuồng. Sự táo bạo này khiến tôi và nghệ sĩ trẻ Trần Long (vai Bác Hồ) đã rất vất vả để luyện tập từ giọng nói cho tới phong thái và cử chỉ. Xử lý này may mắn đã trở thành điểm nhấn cho thành công của tác phẩm”.

Nghệ sĩ Minh Hải, vai Nguyễn Tất Thành trong kịch hát “Nợ nước non” cũng khá lo lắng khi nhận vai diễn này. “Tuy nhiên, từ lòng ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự hào khi được hóa thân vào hình ảnh một vĩ nhân, qua thời gian tập tôi thấy tự tin hơn, áp lực cũng vơi dần. Tôi nhìn vào thành công của nghệ sĩ Tiến Hợi để thêm động lực cho mình, nỗ lực giảm 6 cân để có dáng hình thư sinh, khuôn mặt gầy xương xương; nghiên cứu tư liệu để thể hiện tinh thần, phong thái của Người… để có một hình tượng Nguyễn Tất Thành đúng với ý đồ mà tác giả và đạo diễn mong muốn.    

Trực tiếp diễn, xem và tham gia nhiều chương trình, vở diễn về Bác Hồ, NSƯT Lê Chức cho biết, nghệ sĩ không chỉ đóng vai Bác mà là thể hiện hình tượng nghệ thuật về Bác bằng trái tim và lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Mỗi nghệ sĩ đều có một Bác Hồ của riêng mình, thông qua trí tưởng tượng của chính họ. “Tôi tin các tác phẩm sân khấu thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sẽ luôn luôn hấp dẫn khán giả”.

Văn hóa

Những kỷ vật đi cùng năm tháng được gia đình gìn giữ cận thận
Văn hóa

Gặp lại người may cờ Tổ quốc cho chiến dịch năm xưa ở Tây Nguyên

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trong những ngày cuối tháng Tư, khi khắp nơi trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi tiếp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng gương mặt ánh lên sự rắn rỏi, kiêu hãnh khi nhắc về những tháng năm thanh xuân cống hiến cho cách mạng.

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.