"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Khúc tráng ca của dân tộc

Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa nghệ thuật trên mặt trận tư tưởng. Người ví các văn nghệ sĩ như những chiến sĩ trên mặt trận ấy, nhấn mạnh tính chất nghiêm túc và tầm quan trọng của công việc sáng tạo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Lời hiệu triệu ấy đã khơi dậy làn sóng mạnh mẽ trong giới văn nghệ sĩ, thôi thúc họ cầm bút, cầm đàn, cầm máy quay... để phục vụ Tổ quốc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), văn học nghệ thuật đã trở thành một vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc.

Trong đó, văn học được đánh giá là sở hữu "sức mạnh của một sư đoàn". Nhà văn Phạm Duy Nghĩa cho biết, hàng trăm nhà văn, nhà thơ xung phong vào chiến trường, vừa cầm súng vừa cầm bút cống hiến trọn vẹn tuổi xuân và tài năng văn chương cho Tổ quốc. Nhiều người trong số họ đã ngã xuống với tư thế một anh hùng. Văn học góp phần khích lệ, cổ vũ cả nước ta đoàn kết thành một khối Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu).

Cảnh trong phim "Chung một dòng sông", phim điện ảnh đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Cảnh trong phim "Chung một dòng sông", phim điện ảnh đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Không khí hừng hực lên đường ngoài cuộc sống phả vào văn chương, kết lại và tỏa sáng thành những hình tượng mang tính biểu tượng của lòng yêu nước ở những tác phẩm trong vắt một lý tưởng cách mạng, như: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Hòn Đất của Anh Đức, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Bài ca chim chơ-rao của Thu Bồn, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật... Văn học đã xây dựng những nhân vật như những vầng hào quang tỏa chiếu ánh sáng lý tưởng, hướng bạn đọc đi về phía cái cao cả, anh hùng...

Âm nhạc đã "cất cánh" từ nơi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, trở thành nguồn động viên to lớn cho những người lính nơi tuyến đầu… Với phong trào Tiếng hát át tiếng bom, những giai điệu hào hùng, những ca từ sục sôi khí thế cách mạng có sức mạnh cổ vũ, động viên tinh thần to lớn cho cả tiền tuyến và hậu phương.

Hàng loạt ca khúc đã ra đời trong bối cảnh chiến tranh ác liệt: Thanh niên ba sẵn sàng (Lưu Hữu Phước) khơi dậy tinh thần xung phong của tuổi trẻ; Giặc đến nhà ta đánh (Đỗ Nhuận) thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ quốc; Bài ca hy vọng (Văn Ký) với niềm tin vào ngày chiến thắng; Như có Bác trong ngày đại thắng (Phạm Tuyên) vỡ òa trong niềm vui thống nhất... Các ca khúc trên đường Trường Sơn huyền thoại như Đường Trường Sơn xe anh qua (Văn Dung); Cô gái mở đường (Xuân Giao)… đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường và lãng mạn cách mạng. Những ca khúc này không chỉ là tiếng hát mà còn là tiếng lòng của cả dân tộc, là sức mạnh tinh thần vô giá giúp quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Những trang "nhật ký chiến trường" đặc biệt

Ngay khi ra đời, điện ảnh cách mạng đã dốc toàn lực phục vụ cuộc kháng chiến. Biết bao “chiến sĩ điện ảnh” đã không ngại vất vả, hy sinh để thực hiện những thước phim chân thực, giàu giá trị nghệ thuật… phản ánh cuộc chiến vệ quốc oai hùng. Phim điện ảnh đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam, Chung một dòng sông (1959), gắn với đề tài chiến tranh chống đế quốc Mỹ.

Theo TS. Ngô Đặng Trà My, Phó Viện trưởng Viện Phim Việt Nam, qua thời gian, đội ngũ cán bộ điện ảnh của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam được trang bị tốt về nền tảng tư tưởng, liên tục thâm nhập thực tế ở các vùng chiến sự ác liệt, sáng tác những bộ phim với nội dung tư tưởng sâu sắc và giàu giá trị nghệ thuật, như Nổi gió (1966), Nguyễn Văn Trỗi (1966), Đường về quê mẹ (1971), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Em bé Hà Nội (1974)…

Tác phẩm bột màu trên giấy "Tổ Gang thép Ấp Bắc" của họa sĩ Huỳnh Phương Đông. Ảnh: BTMTVN

Tác phẩm bột màu trên giấy "Tổ Gang thép Ấp Bắc" của họa sĩ Huỳnh Phương Đông. Ảnh: BTMTVN

Bên cạnh đội ngũ nhiếp ảnh gia trên khắp các chiến trường, bằng màu và nét, nhiều họa sĩ kịp thời ghi lại những trang nhật ký đặc biệt, về con người, cuộc sống, vùng đất và cuộc chiến tranh cam go của quân và dân Nam Bộ. Chất liệu được các họa sĩ sử dụng nhiều nhất là màu nước, bột màu, bút sắt, chì… Một số tác phẩm nổi bật như: ký họa Xuân trong hầm pháoNghỉ đêm trong làng của tác giả Thái Hà; Trận Bình Giã 1965 của tác giả Huỳnh Phương Đông; hai tác phẩm Trên đường vào Nam cắt tócChị Quyên của tác giả Lê Lam…

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhận định: Hàng ngàn ký bức họa ra đời trong thời chiến đã trở thành những minh chứng chân thực của lịch sử, thể hiện khát vọng hòa bình, sự chính nghĩa và chủ nghĩa anh hùng dân tộc của Nhân dân Việt Nam. Các nghệ sĩ đã mang lại cho chúng ta những trang sử quý bằng tranh. Những tác phẩm này có khi đã phải đánh đổi bằng sự hy sinh của các họa sĩ - chiến sĩ ở trên chiến trường…

Kết tinh rực rỡ của lòng yêu nước, khát vọng hòa bình

Giữa bão lửa chiến tranh, nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, văn hóa nghệ thuật đã trỗi dậy như một "binh chủng đặc biệt" vô hình mà sức mạnh lay động cả non sông. Không đơn thuần là tiếng kèn xung trận, lời hiệu triệu khô khan, nghệ thuật giai đoạn này chính là tiếng vọng sâu thẳm của lương tri, là kết tinh rực rỡ của lòng yêu nước sục sôi, ý chí độc lập tự cường, và khát vọng hòa bình cháy bỏng trong tim mỗi người con đất Việt.

giaiphongbienhoa-giaoducnetvn-2.jpg
Xe tăng của Lữ đoàn 203 tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn

Sự đa dạng trong các loại hình nghệ thuật, từ văn chương, thi ca, âm nhạc, điện ảnh đến hội họa, nhiếp ảnh…, với những tên tuổi tiêu biểu, đã minh chứng cho sự huy động toàn diện của lực lượng trí thức và tâm hồn Việt Nam trên mặt trận văn hóa. Các hình thức biểu đạt phong phú, dù mỗi đóng góp mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng đều góp một tiếng nói, tạo nên sức mạnh tổng hòa.

Nhiều văn nghệ sĩ không chỉ sáng tạo nghệ thuật mà còn trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ và hiểm nguy. Sự trải nghiệm thực tế, "cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu" như nhà thơ Xuân Diệu từng viết về sự gắn bó sâu sắc giữa văn nghệ sĩ và cuộc sống chiến đấu, đã mang đến cho tác phẩm của họ sức mạnh rung động lòng người sâu sắc. Những trang văn, vần thơ, giai điệu, thước phim, bức tranh... thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của cuộc chiến, trở thành những chứng nhân lịch sử hùng hồn, khắc họa một cách chân thực và cảm động cuộc chiến tranh Nhân dân vĩ đại.

Buổi biểu diễn của Đoàn văn công giải phóng tiền phương phục vụ các chiến sĩ giữa hai trận đánh

Buổi biểu diễn của Đoàn văn công giải phóng tiền phương phục vụ các chiến sĩ giữa hai trận đánh

Nghệ thuật trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến tranh, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, mà còn để lại một di sản văn hóa vô cùng quý giá. Đến nay, nhiều tác phẩm nghệ thuật thời kháng chiến vẫn tiếp tục sống trong đời sống đương đại, nhắc nhở về một giai đoạn lịch sử hào hùng.

Văn hóa - Thể thao

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.