Những biên bản tại Nhà Trắng trong những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn

Những ngày cuối cùng của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam được chiếu rọi thông qua những tư liệu biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng gắn với phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa.

Mấy chục năm sau khi cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam kết thúc, những tài liệu và ảnh chụp tại trận về những toan tính, quyết sách và hành động của những người đứng đầu bộ máy chiến tranh của nước Mỹ trong những ngày sụp đổ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn… mới được hé lộ.

screenshot-2025-04-01-161800.png
Cuốn sách giới thiệu một số tài liệu nguyên bản tuyệt mật do phía Hoa Kỳ giải mật vào năm 2015, với nội dung xoay quanh những toan tính, quyết sách và hành động của những người đứng đầu bộ máy chiến tranh của nước Mỹ tháng 3 - 4.1975

Đó là các tài liệu nguyên bản tuyệt mật do phía Hoa Kỳ giải mật năm 2015 với nội dung xoay quanh những toan tính, quyết sách và hành động của những người đứng đầu bộ máy chiến tranh của nước Mỹ tháng 3 - 4.1975.

Khối tài liệu này được Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông dịch, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành trong cuốn sách Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam cộng hòa.

102d005t9077l1.jpg
Bức ảnh do nhiếp ảnh gia David Hume Kennerly chụp ngày 16.3.1975, tại Văn phòng Nhà Trắng. Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Brent Scowcroft nói chuyện điện thoại với một đồng nghiệp. Nét mặt ông không thể giấu được mức độ nghiêm trọng của tình hình khi Quân đội Việt Nam đã hiện diện tại Huế (Ảnh và chú thích dẫn từ cuốn sách "Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam cộng hòa")

Theo Tổng Biên tập Tạp chí Phương Đông, TS.Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, những biên bản tại Nhà Trắng trong những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn là cánh cửa để chúng ta soi chiếu vào một phần lịch sử. Thông qua khối tư liệu lớn mới được biết tường tận về nội tình giới chóp bu Mỹ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh (cho tới thời điểm kết thúc) là dài nhất trong lịch sử mà nước Mỹ đã dính líu, đã phát động và tiến hành.

Với hình thức biên bản, các bản văn ghi đầy đủ, trung thực ý kiến phát biểu của từng nhân vật chủ chốt trong bộ máy chiến tranh của Hoa Kỳ về các vấn đề, sự việc nóng bỏng trong phút sinh tử được đặt ra trên bàn nghị sự các cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.

102d005t6981l24.jpg
22 giờ 33, ngày 28.4.1975: Mỹ đã thua cuộc chiến Việt Nam - thực tế hiển nhiên không thể thay đổi được. Ford ra lệnh thực hiện các chiến dịch gió lốc, chiến dịch di tản cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam. Ông không còn có sự lựa chọn nào khác (Ảnh và chú thích dẫn từ cuốn sách "Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam cộng hòa")

Đơn cử, chủ trương di tản vào những ngày cuối cùng của chiến tranh được đưa ra dựa trên đánh giá về lực lượng, sức tiến công vũ bão của quân đội miền Bắc và quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong “Bản ghi nhớ thông điệp bằng miệng của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev” ngày 24.4.1975, toan tính được nêu rõ: “Trong các tình huống hiện tại, mối quan tâm ưu tiên của chúng tôi là nhằm đạt được tình trạng kiểm soát được, nhằm cứu vớt được các sinh mạng và cho phép tiếp tục di tản các công dân Hoa Kỳ và những người Nam Việt Nam mà với họ chúng tôi có một nghĩa vụ trực tiếp và đặc biệt. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua một sự ngưng bắn tạm thời.

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Chính phủ của Liên bang Xô Viết hãy sử dụng các ảnh hưởng của mình để đạt được sự đình chỉ tạm thời cuộc giao tranh. Về mặt này, chúng tôi sẵn sàng thảo luận các tình huống chính trị đặc biệt có thể giúp cho việc này trở nên khả hữu. Chúng tôi yêu cầu sự trả lời nhanh chóng nhất”.

Cùng với đó là những tài liệu như biên bản Phiên họp Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ ngày 28.4.1975, bản ký âm cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger và Bộ trưởng Quốc phòng Schlessinger ngày 29.4.1975… cung cấp cái nhìn về giai đoạn kết thúc chiến tranh ở Việt Nam theo diễn biến, góc nhìn từ phía bên kia. Qua đó, làm rõ mối quan hệ giữa chính quyền Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn bấy giờ. Một bên tuyệt vọng cố tìm cách cứu vớt và xin viện trợ của Mỹ, một bên dứt khoát từ bỏ hậu thuẫn cho chính quyền Sài Gòn nhưng luôn toan tính, tìm cách tô vẽ cho hành động.

102d005t8435l37.jpg
20h01 ngày 29.4.1975: Ford dừng bữa ăn tối với vua Hussein để nhận cuộc gọi từ văn phòng của Nhà Trắng, thông báo rằng 11 lính thủy đánh bộ bị kẹt trên nóc Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn cuối cùng đã được cứu thoát. Tới đây, quá trình tham gia của Mỹ ở Việt Nam thực sự kết thúc (Ảnh và chú thích dẫn từ cuốn sách "Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam cộng hòa")

Góp phần sinh động cho các biên bản chính thống còn là những bức ảnh đậm chất phóng sự của nhiếp ảnh gia có mặt tại Nhà Trắng vào thời điểm bấy giờ. Điển hình là chùm ảnh của David Hume Kennerly - nhiếp ảnh gia của Tổng thống Mỹ Gerald Ford. Qua từng khung hình, có thể thấy tâm trạng chán nản, thất vọng, lo âu là điểm chung không thể giấu diếm hiện rõ trên nét mặt những nhân vật quyền lực của chính quyền Mỹ thời bấy giờ.

Trong lời tường thuật về những bức ảnh chụp lúc đó, David Hume Kennerly cho biết: "Những ngày cuối cùng của tháng 4.1975 là những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh địa ngục ở Việt Nam. Tôi hầu như không ngủ và cố gắng chụp ảnh mỗi phút có thể trong những ngày cuối cùng căng thẳng".

Theo TS. Nguyễn Công Dũng, Hội đồng Biên tập - Xuất bản, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tài liệu dịch những biên bản tại Nhà Trắng giai đoạn này (cùng các bức ảnh chụp tại Nhà Trắng khi ấy) có vai trò quan trọng nhằm làm sáng tỏ sự kiện. Sự kiện càng được làm sáng tỏ, thông điệp gửi lại càng sâu sắc hơn.

“Có rất nhiều thông tin giúp chúng ta thấy được sự hỗn loạn của cuộc di tản người Mỹ cũng như nỗi thất bại ê chề của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng ta nhìn lại điều đó để nhận thức sâu sắc rằng, điều quan trọng nhất là tinh thần dân tộc, là hòa bình, độc lập, tự do”, TS. Nguyễn Công Dũng nhận định.

Văn hóa - Thể thao

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.