Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

Cờ giải phóng tung bay

Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người lính năm xưa gặp lại nhau tay bắt mặt mừng. Với giọng đầy tự hào, họ cùng nhau kể câu chuyện trước thời khắc cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Trong số ấy có một người đàn ông nhỏ bé, lưng hơi gù, khuôn mặt dí dỏm, nụ cười lúc nào cũng thường trực. Ông là Phạm Duy Đô, người con quê lúa Thái Bình, một trong những người lính đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, dẫn đường cho xe tăng của Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, tham gia bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh và nội các.

Nhắc đến kỷ niệm đời quân ngũ, ông bồi hồi kể lại dấu mốc cuối năm 1973. Thượng tướng Trần Văn Trà khi ấy là Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam và Trung đoàn trưởng Võ Tấn Sỹ trực tiếp giao nhiệm vụ cho Phạm Duy Đô cùng hai chiến đấu viên xuất sắc là Đỗ Đức Tốc và Lê Huy Hoạt, đột nhập nội thành Sài Gòn. Được sự giúp đỡ của cơ sở cách mạng nội thành, tổ trinh sát lợi dụng hệ thống cống ngầm để bí mật điều tra, nghiên cứu các mục tiêu quan trọng, thu thập thông tin và vẽ sơ đồ chi tiết Dinh Độc Lập. Sau nhiều ngày “xuất quỷ nhập thần”, ba thành viên đã hoàn thành nhiệm vụ, cung cấp những thông tin quý giá chuẩn bị chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

q1.jpg
Những người lính năm xưa kể lại thời khắc phất cờ tại Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Ảnh: BTHN

Hơn một năm sau, cuộc tổng tấn công giải phóng miền Nam bắt đầu. Cuối tháng 4.1975, Phạm Duy Đô là Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 116 của Binh chủng Đặc công tiếp tục nhận nhiệm vụ quan trọng. Ngày 26.4, đại đội của ông gồm 24 chiến sĩ đặc công tập kích kho xăng An Bình, đánh tan một trung đoàn của địch. Sau đó, ngày 27 - 29.4, ông Đô chỉ huy lực lượng phối hợp cùng đơn vị khác của Trung đoàn đặc công 116 đánh chiếm, chốt giữ một đầu cầu Đồng Nai trên hướng xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn.

Rạng sáng 30.4.1975, các chiến sĩ đặc công bộ và nước tập trung đánh chiếm cầu Đồng Nai, mở đường cho đại quân giải phóng. Được thông tuyến, đoàn xe tăng của Lữ đoàn 203 (Quân đoàn 2) rầm rập thẳng tiến. Trung đoàn đặc công 116 để lại một lực lượng giữ cầu, còn lại tốc chiến cùng đoàn xe tăng vào nội đô Sài Gòn. Vì nắm rõ địa bàn chiến lược của địch trong lòng Sài Gòn nên đại đội của ông Phạm Duy Đô được chia thành hai mũi, trực tiếp dẫn đường cho xe tăng của đại quân tiến thẳng tới Dinh Độc Lập. Trong đoàn xe tăng của Lữ đoàn 203, hai chiếc xe tăng số hiệu 390 và 843 (Đại đội 4) đã tới dinh đầu tiên.

“Khúc cua đưa xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập là khúc cua đẹp nhất của đời tôi” - cựu chiến binh Nguyễn Văn Tập, người cầm lái xe tăng 390 xúc động nhớ về thời khắc lịch sử. Kíp chiến đấu xe tăng 390 gồm Chính trị viên Vũ Đăng Toàn, lái xe Nguyễn Văn Tập, pháo thủ số 1 Ngô Sỹ Nguyên và pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng (hiện đã qua đời). Theo dòng hồi tưởng về buổi trưa lịch sử, ông Toàn cho biết đại đội của ông lúc này có 8 xe vào nội đô để chiến đấu. Xe tăng 843 của Đại đội trưởng Bùi Quang Thận là xe đầu tiên đi vào đường Lê Duẩn (hiện nay), tới Dinh Độc Lập thì rẽ sang cổng phụ bên trái và dừng lại trước cổng, đi liền sau đó là xe tăng 390.

f509e77d-3049-4ac7-9b1a-97d0c781d3a4.jpg
Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975

Khi thấy xe tăng của Đại đội trưởng Bùi Quang Thận dừng lại phía trước, lái xe tăng 390 Nguyễn Văn Tập xin ý kiến, ông Vũ Đăng Toàn ra lệnh: “Cứ tông thẳng vào”. Ngay lập tức, xe tăng 390 phi vào hướng cổng chính Dinh Độc Lập, tiến vào tiền sảnh. Ông Vũ Đăng Toàn nhớ lại: “Theo hiệp đồng tác chiến, ai vào trước, đơn vị nào vào trước, dù có hy sinh cũng phải cắm cờ. Tôi cầm cờ, định nhảy xuống thì đồng chí Lê Văn Phượng báo rằng anh Thận cầm cờ chạy đằng sau rồi. Tôi nhanh chóng túm lấy khẩu AK trên xe rồi nhảy xuống để chi viện, bảo vệ cho anh Thận lên cắm cờ. Đúng 11 giờ 30, cờ được kéo lên cột cờ chính trước ban công”.

Sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập, xe tăng 843 cũng tiến vào. Ông Phạm Duy Đô kể lại, khi xe dừng, ông và đồng đội nhảy xuống, lao lên ban công, rút lá cờ trong túi ra phất báo hiệu cho các xe tăng tiến vào, cắm cờ trên đó rồi xuống dưới. “Khi tôi kéo rèm ra thì phát hiện Tổng thống Dương Văn Minh và nội các đang trong phòng họp, chúng tôi hô vang: Các ông đã bị bắt, hàng thì sống, chống thì chết. Ngay lúc đó đồng chí Phạm Xuân Thệ (Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2) ôm súng AK đứng trước cửa không cho Dương Văn Minh và nội các chống trả hay bỏ trốn. Tôi chạy ra ngoài ra hiệu cho Trung đoàn 116 tiến vào yểm trợ bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các”.

Nước mắt tuôn trào vì hạnh phúc

Khoảnh khắc lá cờ giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập, ai nấy rưng rưng xúc động. Giây phút lịch sử đó có mặt kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, thành viên cụm điệp báo A10 đang hoạt động dưới danh nghĩa của lực lượng thứ ba và Phật giáo. Ông kể vào khoảng đầu giờ chiều 30.4, ông cùng một số đồng chí được giao nhiệm vụ dẫn chương trình phát thanh tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. “Sau băng ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh là lời Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, lời chấp nhận đầu hàng của Chính ủy Bùi Văn Tùng. Tiếp đến, chúng tôi tổ chức chương trình thông báo các chính sách của chính quyền cách mạng lâm thời và kêu gọi các giới đến lên tiếng trên làn sóng phát thanh”…

Với chất giọng chắc, khỏe, thành viên cụm điệp báo A10 năm xưa cất tiếng hát: Rừng núi dang tay nối lại biển xa/ Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà/ Mặt đất bao la anh em ta về/ Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/ Bàn tay ta nắm nối trọn một vòng Việt Nam… “Bài hát Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính là bài hát đầu tiên được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn sau giây phút chính quyền Ngụy tuyên bố đầu hàng. Khi ấy, anh Trịnh Công Sơn cũng có mặt, bắt nhịp cho mọi người hát không cần nhạc đệm… Thật kỳ lạ, bài hát sáng tác từ năm 1968 nhưng lại như để dành cho ngày thống nhất”, ông Nguyễn Hữu Thái nhớ lại.

Niềm vui giải phóng, thống nhất đất nước ngập tràn trong trái tim mọi người, nhất là những người lính giải phóng. Ông Nguyễn Văn Tập kể sau khi xe tăng 390 tiến vào Dinh Độc Lập, các xe còn lại của Đại đội 4 cũng vào bên trong. Tiếp đến, xe tăng của binh chủng tăng thiết giáp theo 5 cánh quân cũng tràn về. Thời khắc đó, đường phố tràn ngập cờ, hoa. Ngay trong sân của Dinh Độc Lập, anh em vui mừng ôm nhau, nước mắt cứ tuôn trào vì hạnh phúc.

Nhìn ánh mắt lấp lánh của những người lính năm xưa, đạo diễn, nhà quay phim, NSƯT Phạm Việt Tùng thốt lên: “Tôi đã dành cả cuộc đời để ghi lại niềm hạnh phúc ấy”. Đi qua hai cuộc chiến, ở tuổi gần 90, vẫn giữ giọng nói hào sảng và nhiệt huyết, NSƯT Phạm Việt Tùng say sưa kể về thời vác máy quay trên vai… Ngày 30.4.1975, ông cùng đoàn quân tiến về Sài Gòn thì bị vật cản là đồ đạc, ba lô, súng ống… quân đội cũ bỏ lại nên không kịp tới Dinh Độc Lập đúng cuộc chuyển giao. Cảnh xe tăng của ta nghiến lên lá cờ 3 sọc của Ngụy quyền là thước phim đầu tiên ông quay về ngày đầu giải phóng. Những thước phim gói gọn cảm xúc của người dân trong thời khắc lịch sử. Có người cười, cũng có người khóc. Đặc biệt, trên gương mặt sinh viên Sài Gòn - Gia Định đều ánh lên niềm sung sướng, tự hào…

“Khi đến Dinh Độc Lập, tôi xúc động và hạnh phúc vô cùng vì biết mình đã không chết. Song hơn tất cả, có đau thương, mất mát, nhưng cuối cùng, dân tộc ta vẫn chung một niềm vui thống nhất”, ông Phạm Việt Tùng xúc động nói.

Văn hóa - Thể thao

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.