Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường

KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(30.4.1975 - 30.4.2025)

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường

TS. Nhị Lê
Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

head.jpg

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong 2025 năm, Việt Nam có bao nhiêu năm hòa bình xây dựng đất nước? Chỉ có hơn 700 năm. Vì dân tộc Việt Nam phải đối mặt và trải qua hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong đại cuộc giữ nước.

Và, nhìn lại lịch sử nước nhà, chỉ trong hơn 1300 năm nay, dân tộc Việt Nam bước qua 13 cuộc đại chiến tranh vệ quốc vĩ đại, 200 cuộc khởi nghĩa chống lại mọi ách nô dịch ngoại bang, từ chủ nghĩa thực dân cũ tới chủ nghĩa thực dân mới mưu toan đồng hóa, hủy diệt dân tộc ta; đánh bại đủ loại giặc ngoại xâm hung bạo nhất của mọi thời đại đến từ phương Bắc, phương Đông tới phương Tây, bảo vệ nền độc lập dân tộc và gìn giữ toàn vẹn Tổ quốc thống nhất.

Ngày 30.4.1975 - mốc son chói ngời của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 21 năm nửa đầu thế kỷ XX, là một trong những sự kiện vĩ đại và thiêng liêng nhất trong toàn bộ lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm qua của dân tộc Việt Nam.

xe-tang.jpg
Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30.4.1975. Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN

Cuộc thống nhất đất nước vĩ đại, toàn vẹn và sâu sắc nhất

Trong thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng, dân tộc Việt Nam làm nên 2 cuộc giành và giữ nền độc lập thiêng liêng và thống nhất Tổ quốc.

Nếu Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong 16 ngày Tổng khởi nghĩa, hơn 20 triệu đồng bào vùng lên lật đổ ách nô lệ thực dân suốt gần 100 năm, bẻ gãy xích xiềng “chia Bắc - Trung - Nam để trị” của chủ nghĩa thực dân cũ, giành lại nền độc lập đất nước và thống nhất quốc gia, thì ngày 30.4.1975 - ngày kết thúc cuộc chiến tranh nhân dân vệ quốc vĩ đại suốt 21 năm - cuộc kháng chiến thần thánh đánh sập hệ thống cai trị của chủ nghĩa thực dân mới đế quốc Mỹ và cắt đứt xiềng xích chia cắt Bắc - Nam của nó và nội xâm tay sai, toàn dân tộc vùng lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên Việt Nam thống nhất.

Đại thắng mùa Xuân, với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dồn tụ và tỏa sáng ngày 30.4.1975, là mùa Xuân đẹp nhất của dân tộc chúng ta: Mùa Xuân giải phóng hoàn toàn miền Nam và hai miền Bắc - Nam Tổ quốc bị can thiệp, cắt chia, xa cách sau 21 năm lại sum họp một nhà như những dòng sông Việt Nam vượt mọi thác ghềnh, đổ về biển cả dân tộc.

c490e1baa1i-the1baafng-mc3b9a-xuc3a2n-1975-ca2-1.jpg
Nguồn nhân lực, vật lực từ miền Bắc bất chấp bom đạn của kẻ thù kịp thời chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Ảnh: Tư liệu

Non sông xã tắc Việt Nam thống nhất, kể từ ngày 30.4.1975, là sự trở về tự nhiên với chính nguồn cội như hơn 100 triệu đồng bào nước Việt ta sinh ra từ bọc trứng của Mẹ Âu Cơ vĩ đại. Đất nước Việt Nam vốn thống nhất - dân tộc Việt Nam của một Mẹ sinh thành - dù bị cắt chia, nhưng phải thống nhất như trời với đất Việt Nam sinh ra từ thuở Hồng Bàng qua mấy nghìn năm vốn liền một dải. Chân lý vĩnh tồn!

Dân tộc làm nên ngày 30.4.1975 không phải để viết thành lịch sử mà để thực hiện khát vọng thống nhất quốc gia nhưng mãi mãi là một trong những trang sử thi giữ nước rực rỡ nhất. Ngày ấy, lịch sử tỏa sáng chân lý của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”! Và, ngày ấy, độc lập dân tộc và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ - một trong những vấn đề cốt tử của mọi quốc gia dân tộc trên hành tinh - là nguyên tắc hàng đầu của đất nước, là chân lý vĩnh cửu của dân tộc, mà 46 triệu đồng bào chiến đấu, hy sinh, chiến thắng và đã hoàn thành, không gì cản nổi.

Và, kể từ ngày ấy, “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta… Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta(1), đã trở thành sự thật hiển nhiên, là máu thịt của muôn triệu con dân nước Việt, là quyền tự quyết dân tộc thiêng liêng.

tl-a19.jpg

Lễ diễu binh bắt đầu với Đội hình xe mô hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Đây là lần thống nhất đất nước vĩ đại bậc nhất, toàn vẹn bậc nhất và sâu sắc bậc nhất, trải mấy nghìn năm qua. Nếu ba lần thống nhất quốc gia trước là cuộc thống nhất bởi sự cắt chia nội bộ, đẩy non sông vào cảnh cắt chia, đồng bào thống khổ, đất nước loạn ly vì lợi ích phe phái, cát cứ dòng họ và tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến suốt hơn 250 năm… thì lần này, chỉ cần 55 ngày, dân tộc Việt Nam đập tan cuộc xâm lược 21 năm của đế quốc Mỹ giật dây và cố kết với lũ bán nước chia cắt đất nước, giành lại nền độc lập toàn vẹn cho Tổ quốc, thống nhất giang san, đưa dân tộc lên một vị thế mới, tầm cao mới, mang ý nghĩa thời đại.

Ngày lịch sử vẻ vang ấy là sự kết tinh và phát triển ở đỉnh cao danh dự, lương tri, trí tuệ, bản lĩnh, sự cao thượng và phẩm giá dân tộc mấy nghìn năm. Hồn thiêng sông núi tụ về, muôn bậc tiền hiền giúp sức, nối gót tiền nhân, dù dân tộc kinh qua thử thách bao nhiêu binh lửa, dù nhân dân nếm trải chất chồng thương đau, dù hàng triệu chiến sĩ, đồng bào, các bậc anh hùng tiên liệt đầu rơi máu đổ nhưng đất nước kiên quyết chặn đứng những bàn tay nô dịch dân tộc, cắt chia đất nước. Không có con đường sinh tồn nào khác. Đó là thắng lợi vô giá của cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại chống ngoại xâm và bán nước, thu lại giang sơn toàn vẹn Tổ quốc và 46 triệu đồng bào lại tụ hội dưới một mái nhà Việt Nam của các Vua Hùng vĩ đại.

Đó là sự kết tinh và thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của Đảng ta, khát vọng thống nhất giang sơn xã tắc của dân tộc, mơ ước đồng bào bốn phương sum họp một nhà; là biểu tượng của ý chí đại đoàn kết, của tấm lòng nhân hậu và lòng tự trọng của dân tộc Việt Nam và sự ủng hộ, giúp đỡ của bầu bạn quốc tế và nhân dân thế giới; là biểu tượng của lương tâm, phẩm giá của thời đại.

Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc tiến qua Lễ đài tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN

Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc tiến qua Lễ đài tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN

Ngày lịch sử ấy là biểu tượng tuyệt vời của sự kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh ngoài nước, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sự ủng hộ rộng lớn và sâu sắc của bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới, sự đoàn kết chống lại kẻ thù chung của tình hữu nghị vô giá ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Đó là sự dồn tụ, kết tinh và biểu hiện sinh động của tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế với Việt Nam đấu tranh vì nền độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia, sự ổn định và hòa bình thế giới; là ngọn cờ cổ vũ các dân tộc bảo vệ nền độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội; góp phần nhân lên sức mạnh của thời đại, trong cuộc tranh đấu chống lại mọi sự nô dịch dân tộc, nô dịch con người của chủ nghĩa thực dân mới mưu toan áp đặt sự thống trị lên các quốc gia, dân tộc toàn cầu.

Dù 50 năm đã trôi qua, kể từ ngày 30.4.1975, “… nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”(2).

Chính nghĩa bất vong - Dân tộc trường tồn.

poster.jpg

Tiếp tục làm nên lịch sử thời kỳ mới: Kỷ nguyên phát triển phú cường

Nửa thế kỷ qua, kể từ ngày 30.4.1975, chỉ là một khoảnh khắc của lịch sử cách mạng trong mấy nghìn năm đất nước nhưng là bước tiến dài của dân tộc trên con đường độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, nhân dân ta vươn tới hạnh phúc và đất nước khát vọng cặp bến phồn vinh! Và, khí phách của đất nước, bản lĩnh của dân tộc như mạch ngầm theo thời gian lúc âm thầm, khi sục sôi, càng hun đúc hào khí linh thiêng Tổ quốc, thấm đẫm trong từng tấc đất, mỗi dòng sông, từng giọt nước khắp muôn dặm biển trời núi sông, hiện hình thành vóc dáng, kết tinh trong thần thái và tỏa sáng sức mạnh trên mỗi bước đi của đất nước trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… dọc 50 năm qua. Đó là tiếng vọng hào hùng của lịch sử đất nước!

Nhớ lại lịch sử không phải chỉ để hoài niệm nó, buộc chặt mình vào đó và gặm nhấm quá khứ dù hào hùng mà quan trọng nhất là tái hiện lịch sử và vượt lên lịch sử, tiếp tục làm nên lịch sử thời kỳ mới. Nếu không như thế, nguy cơ có thể biến mình thành nạn nhân khi ngủ quên trên quá khứ huy hoàng. Trên nền móng 50 năm thống nhất Tổ quốc, dân tộc ta ra sức phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo tiền đề vững chắc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

hcm.jpg

Trên lộ trình đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hơn bao giờ hết, lịch sử đòi hỏi chúng ta về sự trung thành, kiên định và sáng tạo; về tầm nhìn chiến lược quảng khoát và biện chứng; về sự tỉnh táo, sâu sắc và tinh tế trong mỗi quyết sách chính trị một cách thống nhất và đồng bộ; về tính nhân văn và bền vững trong mỗi bước đi độc lập, sáng tạo không ngừng; về độc lập dân tộc và hội nhập toàn cầu…

Trong thời kỳ lịch sử phát triển rút ngắn, lịch sử ngắn hạn, với xung lực của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, một ngày mang sức mạnh bằng của cả trăm năm, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta phải đi thẳng vào khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia làm động lực chủ yếu phát triển quốc gia. Phát triển kinh tế tất cả các khu vực bảo đảm thật bình đẳng và minh bạch, kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại là nhiệm vụ trung tâm, nhất là nâng tầm tối đa sức mạnh các khu vực kinh tế tế tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài làm động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất không chỉ về quy mô, tốc độ mà cả chiều sâu song hành chủ động đổi mới, phát triển quan hệ sản xuất với cải cách thể chế quản lý, cơ chế vận hành nền kinh tế - xã hội phù hợp, đủ mạnh và hiệu quả. Chủ động và tích cực thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế theo hệ giá trị chung và phù hợp để nhân lên sức mạnh nội lực và phát huy hệ động lực phát triển đất nước.

khcn-2-8779.jpg

Chế độ XHCN là chế độ do nhân dân lao động nước ta là chủ và làm chủ. Song hành với xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiếp tục chủ động cấu tạo lại hệ thống chính trị; không ngừng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, trọng tâm là cải cách nền hành chính quốc gia cách toàn diện, giảm đầu mối và tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị với rường cột là phân cấp, phân quyền song hành với định vị trách nhiệm và định lượng hiệu quả; thanh lọc và tinh giảm đội ngũ cán bộ, công chức; hoàn thiện nền pháp chế XHCN; cải cách nền giáo dục theo hướng thống nhất, phù hợp và hiện đại; phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hệ giá trị người Việt Nam; trọng thị, trọng tín, trọng dụng, trọng đãi nhân tài: chính trị gia - kỹ trị gia - khoa học gia - chiến lược gia và doanh gia một cách cầu thị, chân thành và nhân văn mang tầm chiến lược; không ngừng nâng cao trình độ và đời sống mọi mặt từ kinh tế, chính trị, tới văn hóa của Nhân dân.

Vì quyền lợi dân tộc, vì lợi ích quốc gia, vì quyền và lợi ích của Nhân dân, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam có lương tri phải chung tay lên án, chặn đứng và thủ tiêu những tệ nạn nguy hiểm, chết người, làm khuynh đảo, thậm chí làm suy tàn đất nước. Đó là những “giặc nội xâm”, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, “hung hãn nhất”, sẽ làm dân tộc suy vong, quốc gia băng hoại. Hơn hết lúc nào, quyết không thể nhân nhượng hay lùi bước và càng không thể dung thứ. Đó là mệnh lệnh của Đổi mới, là mệnh lệnh của Nhân dân. Đó cũng là quyết tâm chính trị chiến lược của Đảng ta; là linh hồn của bản lĩnh Việt Nam; là phương thức tổ chức lực lượng chiến lược toàn dân tộc; là hệ động lực vượt qua mọi giới hạn phát triển của chính mình, vì sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của dân tộc.

Đoàn kết thống nhất là sức mạnh vô địch. Dân tộc chúng ta khắp muôn dặm xã tắc sơn hà phải là một khối đoàn kết thống nhất! Nhân văn và rộng lượng là bản chất của dân tộc ta; là văn hoá phát triển bền vững của đất nước ta.

em.jpg

Trong một thế giới biến động đến khôn lường, cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia, dân tộc hiện nay, thì việc không ngừng nâng niu, bảo vệ và phát huy cao độ tinh thần đoàn kết thống nhất sức mạnh toàn dân tộc, chớp lấy thời cơ, biến nguy thành cơ, nhân lên sức mạnh to lớn và mạnh mẽ trên hành trình đi tới hùng cường càng có ý nghĩa quyết định. Đó là danh dự, bản lĩnh quốc gia, dân tộc; là liêm sỉ, sức mạnh của mỗi người Việt Nam. Vì, không gì thách thức hơn lúc này, rằng “nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”(3). Đó là khát vọng của hơn 100 triệu đồng bào ta dù ở trong nước hay sinh sống ở nước ngoài, không phân biệt giới tính, giai cấp, tôn giáo, dân tộc... Có nhân dân, đất nước có tất cả. Đó là tiếng gọi của lịch sử tương lai.

Hơn hết lúc nào, trước vận hội mới của dân tộc, đáp lại tấm lòng Nhân dân, trong lòng giang sơn Tổ quốc thống nhất, trước biển lớn thế giới, dẫn dắt dân tộc nhịp bước đi tới Kỷ nguyên mới phú cường, Đảng dựa hẳn vào Nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn mình, đồng hành cùng toàn dân tộc, tất cả vì sự lớn mạnh của đất nước, vì hạnh phúc của Nhân dân. Đảng thực sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức với một đội ngũ cán bộ, đảng viên trung thành, trung thực, trong sạch và dũng cảm vì quốc gia dân tộc, sống và hành động xứng đáng với Nhân dân. Còn dân thì còn Đảng.

em-a2.jpg
Đi cùng theo xe mô hình Quốc huy là 54 sinh viên tượng trưng cho khối đại đoàn kết vững bền của 54 dân tộc.

Xứng đáng là một Đảng cách mạng - Đoàn kết thống nhất - Cầu thị tiến bộ trong lòng đại gia đình 54 dân tộc anh em, thật sự là “đứa con nòi” mà da thịt, máu xương được chung đúc từ thịt da, xương máu đồng bào, phấn đấu và hy sinh vì toàn vẹn lãnh thổ, vì sự trường tồn và phát triển bền vững của dân tộc, Đảng thật sự cầu thị tự phê bình và phê bình nghiêm khắc, thành tâm và cụ thể, kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các thói tệ khác trong nội bộ ngang tầm với sứ mệnh lịch sử của người đứng mũi chịu sào trước lịch sử, dẫn dắt dân tộc, được Nhân dân tin cậy và ủy thác.

Muốn phát triển và thịnh vượng, đất nước phải độc lập, Tổ quốc phải thống nhất, xã tắc phải hòa bình! Đó là nguyên tắc hành động tiếp tục tinh thần bất diệt của ngày 30.4.1975 vẻ vang trong kỷ nguyên mới Việt Nam độc lập, thống nhất và phú cường.

Sau 50 năm, ngày 30.4.1975 vẫn âm vang khúc hùng ca giữ nước Việt Nam. Nguyên tắc vô giá, bất di bất dịch lúc này là: Thượng sách giữ nước và bảo vệ sự thống nhất quốc gia lúc này là, lợi ích quốc gia - dân tộc - lợi ích của nhân dân là tối cao, là bất khả xâm phạm; đất nước phải tự mình trở nên hùng cường. Đó là tầm nhìn chiến lược về sự nghiệp giữ nước Việt Nam.

Từ ngày 30.4.1975, lịch sử càng sáng tỏ, thượng sách giữ nước là nhất định tự mình trở nên hùng cường, trên nền móng khoan thư sức dân; là hóa giải mọi mầm họa, nguy cơ chiến tranh và xung đột; là nghệ thuật ngăn chặn chiến tranh, nghệ thuật tiến hành và kết thúc chiến tranh một cách kiên định và nhân đạo; là nghệ thuật chủ động giữ nước từ khi nước còn chưa nguy, giữ nước từ sớm và từ xa… nhằm chống tái chiến tranh, bảo vệ đất nước thống nhất và góp phần gìn giữ hòa bình thế giới. Đó là bài học lớn vừa bảo vệ vừa xây dựng đất nước; cũng là chính nghĩa và bất khuất - rường cột của văn hóa Việt Nam.

giao.jpg

Không một thế lực nào có thể cản nổi Con tàu Đổi mới đi trên biển lớn thế giới, vươn tới phú cường, nếu toàn dân tộc đại đoàn kết vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó chính là cương lĩnh hành động của đất nước ta, dân tộc ta và mỗi chúng ta kết tinh trí tuệ, bản lĩnh và nghệ thuật giữ nước và phát triển đất nước phú cường.

Từ ngày 30.4.1975, tròn nửa thế kỷ bước ra và tiếp tục lớn lên từ khói lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đứng vững trên nền móng đất nước độc lập, thống nhất, dù đối diện với nhiều khó khăn thách thức, hạn chế, khuyết điểm cần cấp bách sửa chữa trên hành trình tiến lên, dưới ngọn cờ của Đảng, hơn 100 triệu đồng bào dân tộc tiếp tục đại đoàn kết để đất nước nhịp bước cùng thời đại. Đó là bài học sinh tồn và phát triển, là sức mạnh vô địch và danh dự Việt Nam.

Và, trong hào khí Ngày lịch sử vĩ đại thống nhất đất nước, dân tộc Việt Nam càng nỗ lực thực hiện ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, càng son sắt vâng lời Người dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”, tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, không ngừng gìn giữ sự trong sáng của tình đoàn kết giữa các quốc gia dân tộc, cùng nhân loại chung sức dựng xây thế giới hòa bình, văn minh, tiến bộ và toàn dân tộc kiêu hãnh bước vào kỷ nguyên mới phồn vinh, tiến cùng thời đại. Đó là tư chất, thần thái, sức mạnh và danh dự Việt Nam.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.249.

(2) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2004, tr. 471.

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 1995, t4, tr.56.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước

Cách đây đúng tròn 50 năm, ngày 30.4.1975, cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào của dân tộc và nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn mãi mãi. Đóng góp vào thắng lợi vĩ đại đó có tuyến vận tải chiến lược huyền thoại: Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, một quyết định lịch sử mang tầm thời đại của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các đại biểu tham quan Triển lãm thành tựu 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ

Tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, các đại biểu đề nghị, cần gắn kết chặt chẽ sự nghiệp xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật với công cuộc kiến tạo kỷ nguyên mới, làm cho văn học nghệ thuật thấm sâu, lan tỏa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực sự trở thành động lực phát triển. Gắn bó văn nghệ sĩ với thực tiễn phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, khát vọng tự thân và cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ.

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước

Thông tin tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức vừa qua, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, những đơn vị thuộc diện sắp xếp cần sớm đồng bộ, sớm về một nhà, đoàn kết, đồng lòng, không có tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" mà phải vì sự nghiệp chung, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ con người. Nhưng muốn chọn đúng người - phải đánh giá đúng. Khi còn chọn người theo “lý lịch tĩnh” thay vì dữ liệu sống, theo “đủ điều kiện” thay vì làm được việc, thì nguy cơ lớn nhất là lỡ mất người có thể giữ nhịp sống cải cách. Giữ người tài - không thể bằng cảm tính hay hô hào mà phải bằng một hệ thống đánh giá thực chất, công bằng, đo được và đủ sức truyền cảm hứng.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.

Các chuyên viên Trung tâm Phục vụ Hành chính Công tỉnh Long An hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tạo lập tài khoản và đăng ký chữ ký số để làm thủ tục hành chính trực tuyến.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Sự lựa chọn dũng cảm, đáng trân trọng

Trong "dòng chảy" cải cách hành chính mạnh mẽ, tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy nhà nước là bước đi tất yếu. Nhưng giữa những con số và kế hoạch tổ chức lại hệ thống, có hai nhóm người cần được nhìn nhận thấu đáo: những cán bộ sẵn sàng lùi lại vì cái chung và những nhân tài cần được giữ lại để dẫn dắt tương lai. Để không ai bị bỏ lại phía sau, càng không được để người tài ra đi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.