Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hát "Nối vòng tay lớn" trong ngày thống nhất

Ngày 30.4.1975, từ Đài Phát thanh Sài Gòn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cất cao tiếng hát "Nối vòng tay lớn" hòa cùng niềm vui đất nước hòa bình, thống nhất.

KTS. Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963 - 1964) là “người trong cuộc”, tham gia và chứng kiến thời khắc lịch sử tại Dinh Độc Lập và Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30.4.1975.

KTS. Nguyễn Hữu Thái đại diện cho tiếng nói cách mạng điều hành buổi phát thanh đầu tiên, tuyên bố Sài Gòn đã được giải phóng, tiếp đó, giới thiệu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và KTS. Nguyễn Hữu Thái. Ảnh: NVCC
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và KTS. Nguyễn Hữu Thái. Ảnh: NVCC

Sau đó, nhóm sinh viên chủ động tự biên tự diễn chương trình phát thanh, nhằm “đưa ra lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, thông báo chính sách của chính quyền Cách mạng lâm thời về vùng mới giải phóng và trấn an dư luận dân chúng Sài Gòn, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các hải đảo”.

Xen kẽ các lời ghi âm sẵn phát đi phát lại, họ tranh thủ kêu gọi đại diện đồng bào các giới lên tiếng trên làn sóng phát thanh, kêu gọi giới mình tích cực tiếp tay với các tổ chức cách mạng tham gia ổn định tình hình Sài Gòn.

KTS. Nguyễn Hữu Thái cho biết, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người con tài hoa của xứ Huế, bất ngờ xuất hiện giữa đám đông. Sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đã nhanh chóng đưa anh vào đài và tất cả cùng hát vang ca khúc "Nối vòng tay lớn".

Những lời ca "Rừng núi dang tay nối lại biển xa..." vang vọng cả không gian, hòa cùng tiếng reo hò của người dân Sài Gòn. Đó không chỉ là một bài hát, mà là tiếng lòng của cả dân tộc, khát khao hòa bình, thống nhất sau bao năm chia cắt.

Hàng chục năm sau, KTS. Nguyễn Hữu Thái cố gắng tìm kiếm bản ghi âm chương trình đặc biệt ấy, nhưng dường như vô vọng. Cho đến gần đây, một cuộn băng quý giá đã được tìm thấy ở Mỹ, hé lộ những chi tiết xúc động.

Cuộn băng ghi lại lời thông báo đanh thép của ông Nguyễn Hữu Thái về việc Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng và giới thiệu “anh Sơn có thể nói vài lời và cũng là hát cho quý vị nghe một bài ngăn ngắn".

KTS. Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963 - 1964) chia sẻ về khoảnh khắc lịch sử trong ngày giải phóng

KTS. Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963 - 1964) chia sẻ về khoảnh khắc lịch sử trong ngày giải phóng

Trong lời phát biểu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói: “Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp, nói chuyện với tất cả anh em văn nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam. Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta, đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam. Cũng như những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do và thống nhất, thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả những kết quả đó.

…Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi, xin ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng Lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này”.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói thêm: “Hiện tại chúng tôi đang ở tại Đài Phát thanh Sài Gòn và tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng đến đây góp tiếng nói, lên tiếng để tất cả mọi người đều yên tâm. Và tôi xin tất cả anh em sinh viên, học sinh của miền Nam Việt Nam hãy yên ổn kết hợp lại với nhau, khóm phường đều kết hợp chặt chẽ chuẩn bị để đón chờ Ủy ban Cách mạng Lâm thời đến".

Dù không có đàn guitar bên cạnh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn cất cao tiếng hát "Nối vòng tay lớn". Lời bài hát như một lời khẳng định về sự sum vầy của non sông, về tình đồng bào sâu nặng bởi "hôm nay thật sự vòng tay lớn đã được nối kết"...

Theo KTS. Nguyễn Hữu Thái, bài hát "Nối vòng tay lớn" ra đời từ năm 1968, ấp ủ giấc mơ thống nhất của cả dân tộc, và ngày 30.4.1975, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực. Bài hát là khúc ca đầu tiên vang lên trên sóng phát thanh của Sài Gòn trong ngày lịch sử.

Đó cũng là ngày sau gần 20 năm, KTS. Nguyễn Hữu Thái mới có dịp gặp lại bạn học cũ Trịnh Công Sơn. Cuộc hội ngộ trong ngày trọng đại ấy càng thêm ý nghĩa. KTS. Nguyễn Hữu Thái cho biết, thế hệ của ông tự hào vì đã có một Trịnh Công Sơn, người đã cất lên tiếng nói hòa hợp, hòa giải dân tộc đầu tiên, ngay sau khi chiến tranh kết thúc.

Văn hóa - Thể thao

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.