Gặp lại người may cờ Tổ quốc cho chiến dịch năm xưa ở Tây Nguyên

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trong những ngày cuối tháng Tư, khi khắp nơi trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi tiếp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng gương mặt ánh lên sự rắn rỏi, kiêu hãnh khi nhắc về những tháng năm thanh xuân cống hiến cho cách mạng.

Có thể mất đồ nghề nhưng không để mất cờ

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Phước Thắng, Tuy Phước (Bình Định), năm 1966, ở tuổi 24, bà Lan cùng người em trai tình nguyện lên đường tham gia cách mạng.

“Thời đó ai cũng giác ngộ, sục sôi tinh thần đánh giặc. Nhà tôi có năm người theo cách mạng, người ra Bắc tập kết, người ở lại hoạt động bí mật, người hy sinh ngoài chiến trường”, bà Lan kể.

img-9164.jpg
Bà Ngọc Lan xúc động kể lại hồi ức thanh xuân tham gia cách mạng

Người em trai út của bà Lan hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968 tại Quy Nhơn. Một người anh của bà bị bắt giam, tra tấn đến khi về nhà thì mất. Những mất mát, đau thương ấy không làm bà chùn bước, mà càng thêm quyết tâm tiếp tục con đường đã chọn.

Ngay trong năm 1966, bà Lan theo đoàn cán bộ từ Bình Định vượt đường rừng, băng suối, hành quân lên Đắk Lắk. Chặng đường kéo dài cả tháng trời. Bà Lan được phân vào bộ phận hậu cần, phụ trách công việc may vá quần áo, ba lô, túi đựng gạo cho cán bộ, thương binh và những người làm công tác nội bộ.

Đến cuối năm 1967, tổ may của bà Lan bắt đầu nhận nhiệm vụ đặc biệt: may cờ Tổ quốc phục vụ cho các chiến dịch lớn. Lúc đó không ai nói rõ là để làm gì, chỉ biết là nhiệm vụ mới, quan trọng.

“Nghe mấy anh nói là chuẩn bị cho đồng khởi, giải phóng. Còn giải phóng khi nào, ở đâu thì không rõ. Chỉ biết là may cờ, càng nhiều càng tốt”, bà Lan nhớ lại.

img-9165.jpg
Những kỷ vật đi cùng năm tháng được gia đình bà Lan gìn giữ cẩn thận

Những tấm vải đỏ, vải vàng được vận chuyển từ đồn điền Rossi (nay là thị xã Buôn Hồ), nơi cách mạng móc nối được với công nhân bên trong chuyển ra cho tổ may. Việc vận chuyển phải bí mật, nguy hiểm rình rập mọi lúc.

“Có bận đi lấy hàng, bị phục kích, tôi bị địch bắn bị thương ở chân, phải nhờ đồng đội cõng về. Ba lần bị đánh, ba lần mất đồ nghề, nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ mất cờ”, bà Lan tự hào.

"Không còn gì tự hào hơn giây phút ấy”

Tổ may phải làm việc thâu đêm suốt sáng, đèn dầu thắp lên rồi che kín bằng các lớp lá để ánh sáng không lọt ra ngoài. Mỗi lá cờ sau khi may xong được cuộn lại, cất giấu ở hốc cây, khe đá, gốc cà phê...

“Không ai biết chính xác phải làm bao nhiêu lá cờ, chỉ biết may liên tục, rồi mang đi cất. May tới đâu, cất tới đó. Không ai được giữ lại”, bà Lan kể.

bm1.jpg
Xe tăng 980 húc đổ cổng sắt Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 trong trận giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 11.3.1975. Ảnh tư liệu

Cao điểm là những tháng đầu năm 1975, khi các đơn vị chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công. “Ngày may, đêm may. Không còn nghĩ tới ăn uống, ngủ nghỉ gì nữa. Ai cũng hiểu là sắp tới giờ khắc quyết định".

Ngày 10.3.1975, lá cờ đỏ sao vàng do chính tay bà Lan và đồng đội trong tổ may cờ thực hiện đã tung bay trên nóc các cơ quan đầu não tại Buôn Ma Thuột - thị xã đầu tiên ở Tây Nguyên được giải phóng, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên và tạo đà tiến tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Bà Lan lúc đó không có mặt tại thị xã, nhưng "khi nghe tin chiến thắng, nghe tin cờ Tổ quốc do mình may tung bay giữa bầu trời Buôn Ma Thuột, nước mắt tôi cứ trào ra. Không còn gì tự hào hơn giây phút ấy”.

img-9134.jpg
Chiếc võng là kỷ vật đã theo bà Lan hơn 50 năm qua

Gần 60 năm đã trôi qua kể từ ngày lên đường đi theo cách mạng, bao mất mát, hy sinh đã lùi vào ký ức, nhưng với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, mỗi lá cờ, mỗi mũi kim đường chỉ khi xưa vẫn nguyên vẹn trong tim.

“Cờ Tổ quốc không chỉ là vải đỏ, sao vàng. Đó là máu xương, là niềm tin, là khát vọng của biết bao người dân Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, thống nhất cho đất nước", bà Lan xúc động.

Văn hóa

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.