Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước

Cách đây đúng tròn 50 năm, ngày 30.4.1975, cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào của dân tộc và nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn mãi mãi. Đóng góp vào thắng lợi vĩ đại đó có tuyến vận tải chiến lược huyền thoại: Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, một quyết định lịch sử mang tầm thời đại của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước

TS. Trần Văn - ĐBQH Khóa XII, XIII

Cách đây đúng tròn 50 năm, ngày 30.4.1975, cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào của dân tộc và nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn mãi mãi. Đóng góp vào thắng lợi vĩ đại đó có tuyến vận tải chiến lược huyền thoại: Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, một quyết định lịch sử mang tầm thời đại của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm

Ngay sau chiến thắng 30.4, đã có nhiều cuộc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm với riêng từng đơn vị, từng mặt trận, từng chiến dịch… và chung cho cả nước. Nhiều bộ sách tổng kết lớn như “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975”, “Lịch sử quân sự Việt Nam” của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, “Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh", "Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam 1945 - 1974…"

Phía bên kia chiến tuyến, cũng đã có rất nhiều tác giả, tác phẩm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, trong đó có nhiều tài liệu về tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, về Bộ đội Trường Sơn mà tôi đặc biệt quan tâm, bởi tầm quan trọng của công tác hậu cần trong chiến tranh. Các tư liệu quý, hiếm từ hai phía có lẽ sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về những trang sử hào hùng của dân tộc, tái hiện đại thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975.

truong-son.jpg
Đoàn xe vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường Trường Sơn. (ảnh tư liệu)

Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - trận đồ bát quái xuyên rừng rậm - đã trở thành huyền thoại, được coi là biểu tượng của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc mà chính đối phương phải thừa nhận, còn người Mỹ lại coi những sự đau khổ của họ bắt nguồn từ con đường mòn bất khả xâm phạm này (Van Geirt. La piste Hồ Chí Minh, NXB Edition Speciale Paris. 1971).

Con đường ra tiền tuyến đã được Bộ đội Trường Sơn sinh ra nuôi dưỡng bằng mồ hôi và máu của mình; người ta đã vạch ra và đặt những bàn chân trần, những bàn chân mà gai góc và đá tai mèo đã làm rách nát, những bàn chân với bao nốt xước, phồng rộp đã bị sương muối núi cao làm dập ra, những bàn chân rướm máu đã đặt lên những hòn đá nóng hơn than hồng dưới mặt trời mùa hạ (Jacques C. Despuech. L’offensive du Vendrodi Saint. NXB Fayard Paris. 1973).

Tất cả có lẽ đã phần nào cho thấy sự khâm phục của kẻ thù đối với Bộ đội Trường Sơn, đối với con đường chiến lược.

sach.jpg
Cuốn sách The Blood Road: The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War”. Nguồn: ITN

Trong cuốn “The Blood Road: The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War”[1], tác giả J. Prados đã cho thấy mức độ đánh phá tuyến đường vô cùng ác liệt. Chỉ tính riêng 6 tháng của “Chiến dịch Commando Hunt VII” (giai đoạn 7 của chiến dịch không kích đường Trường Sơn từ tháng 11.1968 đến tháng 3.1973), từ tháng 10.1971 đến tháng 3.1972, đã có 170.552 tấn bom được ném xuống đường Trường Sơn với khoảng 96 nghìn quân, tính ra mỗi người lính Trường Sơn phải hứng chịu 2 tấn bom Mỹ.

Chịu nhiều bom đạn và chất cháy, ven đường là một lớp bụi dày đến đầu gối, đất đá biến thành tro, khi gió mùa tới và mưa xuống những thứ bụi đó bết lại thành bùn, làm cho đường trơn như mỡ. Không ai có thể sống được ở đây, kể cả con dế mèn. Chỉ có con người mới chịu đựng nổi[2].

Ấy vậy mà tới cuối năm 1973, đường Trường Sơn không còn là đường mòn nữa mà đã trở thành đường nhựa hai làn xe, khối lượng hàng quân sự được chuyển qua tuyến đường tăng từ vài trăm tấn một tuần vào năm 1966 lên hơn 10 nghìn tấn mỗi tuần từ 1970 và tăng lên 22 lần vào năm 1974 so với năm 1966 cho dù kẻ địch đánh phá vô cùng ác liệt, tần suất cao. Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1972 đã có 426.000 đợt không kích của máy bay ném bom và hơn 30.000 lượt của “pháo đài bay” B-52, ném 1,7 triệu tấn bom xuống tuyến đường Trường Sơn ở Hạ Lào tương đương với hơn 12 lần quả bom nguyên tử ném xuống TP. Hirosima của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ II.

“Địch đánh một, ta làm mười”, “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”

Tác giả Frederick F. Nyc III trong cuốn “Blind Bat: C-130 Night Forward Air Controller Ho Chi Minh Trail (Nhà xuất bản Eakin Press, Austin, Texas, Hoa Kỳ) đã mô tả rất kỹ về “Blind Bat” - một đơn vị tác chiến tiền phương kiểm soát trên không (FAC) của Không quân Mỹ (USAF) đóng ở Ubon, Thái Lan gồm các máy bay C-130, sau đó được bổ sung 2 máy bay B-57 và EF-10 của hải quân để tham gia “Chiến dịch Steel Tiger” chuyên để kiểm soát và đánh phá đường Hồ Chí Minh, có cả hệ thống trinh sát điện tử với sự tham gia của máy bay F-4 ném bom nhiệt áp dụng chùm CBU và bom thông thường.

Bên cạnh đó, chiến tranh thời tiết, chiến tranh điện tử cũng được huy động tối đa. Điển hình là “Igloo White” hay “hàng rào điện tử McNamara” ở khu vực giới tuyến và dọc đường Trường Sơn. Các máy bay F-4 từ căn cứ TFW-8 Ubon đã thả các thiết bị cảm biến âm thanh và chuyển động được ngụy trang trông giống như cây rừng để giám sát mọi hoạt động trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tín hiệu phát hiện được sẽ được truyền cho máy bay C-121 bay vòng vòng trong khu vực, từ đó truyền về trung tâm máy tính ở Nakhon Phanon, được bộ phận tình báo phân tích và chuyển ngay cho Trung tâm chỉ huy và kiểm soát không quân (ABCCC), rồi đến FAC để ném bom, bắn phá trên tuyến đường.

ie.jpg
Tiêm kích F-4 Phantom bốc cháy sau khi trúng tên lửa phòng không SAM-2 trên bầu trời miền Bắc. Sự tham chiến của S-75 buộc Mỹ phải thay đổi chiến thuật đối phó với phòng không Việt Nam. Ảnh: Wikipedia

Theo tác giả Peter E. Davies[3], phía Mỹ đã huy động tổng lực không quân đánh phá đường Hồ Chí Minh từ 21 căn cứ không quân, trong đó có 10 căn cứ ở Việt Nam, 7 căn cứ ở Thái Lan (U-Tapao, Don Muong, Korat, Takhli, Ubon, Udorn, Nakhon Phanom), Marble Mountain Air Facility của thủy quân lục chiến USMC, Task Force 77 của Hạm đội 7 từ các tàu chở sân bay Yankee và Dixie, Andersen AFB, Guam Mỹ với các loại máy bay tân tiến, vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất.

Không chỉ ngăn chặn đường Hồ Chí Minh bằng đường không, Mỹ còn tổ chức nhiều cuộc hành quân bộ, trong đó nổi bật nhất là “Chiến dịch Lam Sơn 719”, nhưng cũng bị bộ đội ta đánh trả quyết liệt. Theo tác giả Sergio Miller[4], Mỹ đã phải công bố thiệt hại của cuộc hành quân Lam Sơn 719 gồm 298 xe quân sự gồm 54 xe tăng bị bắn cháy, 1/4 số quân tham gia chiến dịch chết và bị thương, riêng Mỹ chết 215, trong đó có 137 phi công và thành viên phi hành đoàn, 818 bị thương. Riêng thiệt hại về máy bay là 103 chiếc bị bắn rơi và hư hỏng 631 chiến trực thăng. Trong vòng 6 tuần, MACV mất 10% tổng số máy bay trực thăng so với toàn cuộc chiến. Một đơn vị có 32 máy bay trực thăng chỉ còn lại 8 chiếc sau 2 tuần.

sd.jpg
Đường Hồ Chí Minh – Tuyến đường huyền thoại. Ảnh: Tư liệu

Theo tác giả Phillip B. Davidson[5], thì từ tháng 3.1968, để ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh, tướng Westmoland đã từng cân nhắc sử dụng các “chiến dịch đặc biệt'' đưa biệt kích đánh ra phía Bắc giới tuyến, tấn công vào đất Campuchia và Lào. Cũng theo tác giả Phillip B. Davidson, tới năm 1973 đường Hồ Chí Minh được mở rộng và hiện đại hóa, chạy xe được trong mọi thời tiết tăng thêm khoảng 12.000 dặm chiều dài. Mùa Xuân năm 1975, người Mỹ vô cùng kinh ngạc và lấy làm phi thường khi hơn 7.000 xe vận tải đã sống sót sau những trận bom ác liệt, vượt giới tuyến chạy bon bon trên đường Trường Sơn đã được nâng cấp, đưa 73.000 quân và hơn 500 xe tăng vào Nam. Nằm tại các vị trí chiến lược là 13 tiểu đoàn phòng không mới được thành lập, trong đó lữ đoàn tên lửa SAM 263 đóng ở Khe Sanh. Tuyến đường ống xăng dầu được kéo dài tới tận Nam Bộ[6].

Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đã trở thành chiến trường “hợp đồng binh chủng” với dấu ấn đậm nét của Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên trong suốt quá trình đối phó với sự đánh phá, ngăn chặn điên cuồng của Mỹ và Quân đội Việt Nam Cộng hòa trên toàn tuyến với những phương châm sáng tạo “địch đánh một, ta làm mười” hay “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”[7] cùng với hậu phương lớn ở miền Bắc, nơi nhiều nhà máy, công trường, nông - lâm trường, xí nghiệp, trường học đã động viên 30 - 50% số người trong biên chế để lên đường vào miền Nam chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 10.000 xe vận tải của Bộ đội Trường Sơn, 2.745 xe của các đơn vị kỹ thuật, 3.929 xe của các quân khu, quân đoàn, quân - binh chủng vào phục vụ Chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975[8].

c490e1baa1i-the1baafng-mc3b9a-xuc3a2n-1975-ca2-1.jpg
Nguồn nhân lực, vật lực từ miền Bắc bất chấp bom đạn của kẻ thù kịp thời chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Ảnh: Tư liệu

Từ tuyến chi viện chiến lược này, có thể thấy, con đường tới ngày toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, Đại thắng 30.4.1975, hoàn toàn rộng mở.

Đánh giá về tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ghi trong Sổ vàng truyền thống của Bộ đội Trường Sơn: đây là một trong những nhân tố chiến lược có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn…; “một pho lịch sử bằng vàng để các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau học tập và noi theo”.

Cách đây 66 năm, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về mở con đường bí mật xuyên Trường Sơn để chi viện cho cách mạng miền Nam, đúng ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19.5.1959), Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn công tác quân sự đặc biệt (mang mật danh Đoàn 559), làm nhiệm vụ mở đường vào miền Nam dọc theo dãy Trường Sơn, vận chuyển hàng quân sự, đưa đón cán bộ, chiến sĩ vào chiến trường đánh Mỹ. Từ đây, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn hình thành, mang tên gọi đường Hồ Chí Minh và không ngừng phát triển, cùng sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

[1] “The Blood Road: The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam War” (tạm dịch “Con đường máu: Đường Hồ Chí Minh và Chiến tranh Việt Nam”) của tác giả J. Prados, Nhà xuất bản John Wiley&Son, 1999, trang 370.

[2] Theo Van Geirt. La piste Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Edition Speciale Paris. 1971, trang 27.

[3] Tác giả cuốn “Ho Chi Minh Trail 1964-73 Steel Tiger, Barrel Roll, and the secret air wars in Vietnam and Laos”, Nhà xuất bản Osprey. USA. 2020.

[4] Tác giả cuốn No Wider War. A History of the Vietnam War”, Volume 2: 1965 - 1975, Nhà xuất bản Osprey 2021.

[5] Tác giả cuốn Vietnam at War: The History 1946 - 1975. Nhà xuất bản Oxford University Press.1991.

[6] Theo N. S. Nash. Logistics in the Vietnam War 1945 - 1975. Nhà xuất bản Pen & Sword Military. 2020. UK.

[7] Theo Thiếu tướng Phan Khắc Hy. Trường Sơn 60 năm nhớ lại. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019.

[8] Theo “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015, trang 408.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong 2025 năm, Việt Nam có bao nhiêu năm hòa bình xây dựng đất nước? Chỉ có hơn 700 năm. Vì dân tộc Việt Nam phải đối mặt và trải qua hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong đại cuộc giữ nước.

Các đại biểu tham quan Triển lãm thành tựu 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ

Tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, các đại biểu đề nghị, cần gắn kết chặt chẽ sự nghiệp xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật với công cuộc kiến tạo kỷ nguyên mới, làm cho văn học nghệ thuật thấm sâu, lan tỏa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực sự trở thành động lực phát triển. Gắn bó văn nghệ sĩ với thực tiễn phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, khát vọng tự thân và cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ.

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước

Thông tin tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức vừa qua, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, những đơn vị thuộc diện sắp xếp cần sớm đồng bộ, sớm về một nhà, đoàn kết, đồng lòng, không có tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" mà phải vì sự nghiệp chung, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ con người. Nhưng muốn chọn đúng người - phải đánh giá đúng. Khi còn chọn người theo “lý lịch tĩnh” thay vì dữ liệu sống, theo “đủ điều kiện” thay vì làm được việc, thì nguy cơ lớn nhất là lỡ mất người có thể giữ nhịp sống cải cách. Giữ người tài - không thể bằng cảm tính hay hô hào mà phải bằng một hệ thống đánh giá thực chất, công bằng, đo được và đủ sức truyền cảm hứng.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.

Các chuyên viên Trung tâm Phục vụ Hành chính Công tỉnh Long An hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tạo lập tài khoản và đăng ký chữ ký số để làm thủ tục hành chính trực tuyến.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Sự lựa chọn dũng cảm, đáng trân trọng

Trong "dòng chảy" cải cách hành chính mạnh mẽ, tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy nhà nước là bước đi tất yếu. Nhưng giữa những con số và kế hoạch tổ chức lại hệ thống, có hai nhóm người cần được nhìn nhận thấu đáo: những cán bộ sẵn sàng lùi lại vì cái chung và những nhân tài cần được giữ lại để dẫn dắt tương lai. Để không ai bị bỏ lại phía sau, càng không được để người tài ra đi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.