Thống nhất nước nhà con đường sống của Nhân dân ta

head-bai-1-61.jpg

TS. Chu Đức Tính
Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh


Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.


Độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội

Một ngày sau khi quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ, ngày 8.5.1954, trong thư khen bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc, Bác Hồ đã viết: "Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ… Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu".

Tham dự Hội nghị lần thứ sáu (mở rộng), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa II, ngày 15.7.1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo quan trọng gồm hai phần: Tình hình mới Nhiệm vụ mới. Ở phần Tình hình mới, sau khi giới thiệu thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thái độ của Mỹ đối với Hội nghị Geneve, Người khẳng định: "Mỹ là kẻ thù chính của hòa bình thế giới… Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của Nhân dân Việt, Miên, Lào".

chu-tich.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần vạch rõ, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội là ba mục tiêu gắn chặt với nhau của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay.

Thực hiện Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký ngày 20.7.1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Bộ đội ta từ miền Nam tập kết ra miền Bắc, để lại miền Nam do quân đội Pháp và tay sai quản lý. Với một niềm tin vào Hiệp định, bộ đội, cán bộ ta xuống tàu ra Bắc đều giơ 2 ngón tay hẹn 2 năm trở về.

Tuy nhiên, chính quyền miền Nam được người Pháp can thiệp và Mỹ giúp sức đã sớm xé bỏ Hiệp định. Họ đàn áp, trả thù những người kháng chiến cũ; tuyên bố không tổ chức Tổng tuyển cử; chủ trương chia cắt 2 miền Nam - Bắc, đỉnh cao là việc lê máy chém khắp miền Nam để thực thi “Quốc sách: tố Cộng, diệt Cộng”.

Trước hành động ấy của chính quyền miền Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn kiên trì chủ trương đối thoại, nhiều lần đề nghị với chính quyền Sài Gòn mở Hội nghị Hiệp thương, lập lại quan hệ bình thường… Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”.

chu-tich-3765.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay New Delhi trong chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ, ngày 4.2.1958. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Tháng 2.1958, trong Tuyên bố tại cuộc họp báo ở New Delhi (Ấn Độ) về vấn đề thống nhất nước Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Miền Nam là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi. Nhân dân Việt Nam sẽ được thống nhất”.

Đầu năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 đã xác định: con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng (1960), Người vạch rõ: “Nhiệm vụ hiện nay của cách mạng Việt Nam là: đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong cả nước”.

img-2871.jpg
Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc tiến qua Lễ đài tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN

"Luôn đập một nhịp với trái tim của đồng bào miền Nam”

Tức nước vỡ bờ, Nhân dân miền Nam đã vùng dậy đấu tranh chống lại sự đàn áp của Mỹ và tay sai. Nghị quyết Trung ương 15 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III đã kịp thời lãnh đạo Nhân dân tiến hành đấu tranh vũ trang, mở ra cục diện mới cho cách mạng miền Nam. Việc hình thành lực lượng vũ trang tại chỗ và sự chi viện ngày càng cao sức người, sức của từ miền Bắc đã sớm tạo ra sự thay đổi tương quan lực lượng quân sự ở miền Nam, theo hướng có lợi cho cách mạng miền Nam.

Năm 1963, tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa II, đúng vào dịp chuẩn bị sinh nhật lần thứ 73 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đại biểu đã nhất trí đề nghị trao tặng Người Huân chương Sao Vàng - huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam. Người đã cảm ơn Quốc hội và nói: Chờ đến ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Quốc hội cho phép đồng bào miền Nam trao tặng cho tôi huân chương cao quý này. Như vậy toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”.

tl-a20.jpg
Đội hình Xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến qua lễ đài tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN

Ngày 23.10.1963, trong "Lời chào mừng các đoàn đại biểu công đoàn quốc tế", Người bày tỏ tình cảm đối với Đoàn đại biểu Hội Lao động giải phóng miền Nam Việt Nam: “Trái tim của tôi và 17 triệu đồng bào miền Bắc luôn luôn đập một nhịp với trái tim của đồng bào miền Nam”.

Đầu năm 1965, trước thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào trực tiếp tham chiến, đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta đứng trước thử thách nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, ngày 10.4.1965, phát biểu tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa III, Người khẳng định: “Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước”.

Trong Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước ngày 17.7.1966, Người viết: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

c490e1baa1i-the1baafng-mc3b9a-xuc3a2n-1975-ca2-1.jpg
Nguồn nhân lực, vật lực từ miền Bắc bất chấp bom đạn của kẻ thù kịp thời chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Ảnh: Tư liệu

Đáp lời kêu gọi của Bác Hồ, cả nước sục sôi khí thế đánh Mỹ; hậu phương miền Bắc thực hiện khẩu hiệu: thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Tuổi trẻ hừng hực quyết tâm: xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai; ba thứ quân ở miền Nam từ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và các đội quân tóc dài đã biến cả miền Nam thành chiến trường, không chỗ nào là hậu phương an toàn của quân địch.

Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 đã buộc Mỹ xuống thang chiến tranh và điều quan trọng là khiến người Mỹ hiểu không thể thắng được cuộc chiến tranh này; thất bại của cuộc tập kích bằng B52 ra Hà Nội càng cho người Mỹ thấy không thể khuất phục ý chí độc lập, thống nhất của người Việt Nam.

Năm 1975, sau chiến thắng giải phóng thị xã Phước Long, tiếp theo là chiến dịch Tây Nguyên cho thấy thời cơ giải phóng miền Nam đã chín muồi, quân ta liên tiếp tiến công giải phóng Huế, Đà Nẵng, duyên hải miền Trung và Chiến dịch Hồ Chí Minh cuối tháng 4 đã giải phóng Sài Gòn, non sông thu về một mối; điều Hồ Chí Minh khẳng định năm 1956: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta” đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới: kỷ nguyên phát triển, phồn vinh của dân tộc Việt Nam.

Văn hóa - Thể thao

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.