Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2022) và 45 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (18.7.1977 – 18.7.2022)

Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào: Biểu tượng sinh động của mối quan hệ gắn bó thủy chung hiếm có

Đinh Công Sỹ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Lào

Việt Nam -  Lào có mối quan hệ đặc biệt được tạo dựng từ lịch sử của hai dân tộc, phát triển tình bang giao hòa hiếu, gắn bó mật thiết với nhau qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Năm nay, Việt Nam và Lào cùng hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2022) và 45 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (18.7.1977 – 18.7.2022). Có thể nói, Hiệp ước quan trọng này chính là biểu tượng sinh động cho tình cảm khăng khít, đoàn kết đặc biệt có một không hai giữa hai quốc gia.

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt

Trong bối cảnh chiến tranh trong giai đoạn khó khăn, ác liệt, với thắng lợi quan trọng cả về chính trị, quân sự, ngoại giao, Hiệp định Géneva năm 1962 về Lào đã được ký kết, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng Lào và Việt Nam. Ngày 5.9.1962, Việt Nam - Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của cả hai dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Để đưa quan hệ song phương phát triển toàn diện, sau khi hai nước được giải phóng hoàn toàn vào năm 1975, Việt Nam và Lào đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 18.7.1977, khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau như một, hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, góp phần gìn giữ và củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới. Đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển mới, toàn diện của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào.

Hiệp ước nhấn mạnh: “Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị không gì lay chuyển được giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, tình đồng chí vĩ đại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được tôi luyện trong mấy chục năm đồng cam cộng khổ, cùng chiến đấu, cùng chiến thắng kẻ thù xâm lược, cùng hợp tác và giúp đỡ nhau xây dựng đất nước là một truyền thống quý báu, một sức mạnh vô địch của hai dân tộc, hai Đảng...”.

Trải qua 45 năm triển khai thực hiện, Hiệp ước đã phát huy tác dụng to lớn, không chỉ là cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng trong việc không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết keo sơn và hữu nghị Việt Nam - Lào, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước mà còn là biểu tượng sinh động của mối quan hệ gắn bó thủy chung hiếm có giữa hai nước. Mặc dù ra đời cách đây gần nửa thế kỷ, nhưng những bài học lịch sử của mối quan hệ mẫu mực Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, những tư tưởng chỉ đạo và nội dung hợp tác nêu trong bản Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vẫn còn nguyên giá trị, và mãi mãi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình phát triển của mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Tổng Bí thư Lê Duẩn và Tổng Bí thư Kaysone Phomvihane ký Tuyên bố chung Việt Nam-Lào ngày 18/7/1977. (Nguồn: Sách Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào/Nhà xuất bản Thông tấn)
Tổng Bí thư Lê Duẩn và Tổng Bí thư Kaysone Phomvihane ký Tuyên bố chung Việt Nam-Lào ngày 18/7/1977
Nguồn: Sách Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào/Nhà xuất bản Thông tấn

Thành tựu nổi bật của Hiệp ước

Về tổng thể, quan hệ chính trị giữ vai trò nòng cốt, định hướng trong tổng thể quan hệ hợp tác, các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai Đảng, hai Nhà nước tiếp tục phát huy tốt hiệu quả. Mối quan hệ “hữu nghị truyền thống” được nâng lên thành quan hệ “hữu nghị vĩ đại” được coi là mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ hợp tác. Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên tổ chức các chuyến thăm, trao đổi, tiếp xúc dưới mọi hình thức linh hoạt; phối hợp tổ chức thành công các Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào. Trong suốt 60 năm qua, hai nước ký kết hàng trăm văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ quản lý biên giới, thương mại, đầu tư, đến năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, lao động…

Về hợp tác quốc phòng - an ninh: Đây là trụ cột trong quan hệ song phương, nhằm bảo đảm độc lập, chủ quyền, cũng như giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội của mỗi nước. Hai bên tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận đã ký về biên giới, ngăn chặn và xử lý mọi hành động xâm phạm biên giới, phối hợp đấu tranh chống tội phạm xuyên biên giới, thúc đẩy ký kết các hiệp định trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Hoạt động đối ngoại trao đổi đoàn đã tạo nền tảng cho tình hữu nghị vĩ đại và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam - Lào, tạo tiền đề nâng cao vị thế và uy tín của hai nước ở khu vực và trên trường quốc tế. Qua các chuyến thăm, các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước hai bên luôn khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường, củng cố và nâng tầm mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới, phù hợp với tình hình mỗi nước nói riêng và tình hình chung của khu vực và thế giới.

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục được thúc đẩy, là nền tảng lâu dài trong quan hệ hai nước. Hiện Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào, sự tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều là kết quả rõ ràng nhất cho những ưu tiên trong hợp tác kinh tế, thương mại.

Về văn hóa, giáo dục và đào tạo, hai nước có những hợp tác rất cụ thể. Hàng năm, hai bên đã phối hợp đào tạo hàng nghìn học sinh, thực tập sinh, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở cả cấp độ các bộ, ngành và các địa phương, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới, phát triển.

Đoàn kết trước những diễn biến chính trị phức tạp của thế giới

Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh, giải phóng của cả hai dân tộc Việt Nam - Lào, quan hệ hai nước trải qua nhiều thử thách, thăng trầm, đặc biệt thời gian gần đây những diễn biến chính trị khu vực, thế giới diễn ra mau lẹ, phức tạp và khó lường, trong đó cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn diễn ra ở khu vực đã tác động nhiều chiều đến mỗi nước và quan hệ giữa hai nước nói chung. Trên cơ sở nhận thức chung của lãnh đạo hai nước và lịch sử gắn bó dài lâu, mối quan hệ thủy chung, trong sáng, có một không hai giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào vẫn không hề thay đổi. Hơn lúc nào hết, quan hệ song phương không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Trong thời gian tới, hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ trên nhiều lĩnh vực chính: Khẳng định xuyên suốt quan hệ chính trị giữ vai trò nòng cốt, định hướng trong tổng thể quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào; các thỏa thuận hợp tác cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quốc hội tiếp tục được phát huy tốt, có hiệu quả, đi vào thực chất. Các hoạt động trao đổi đoàn được diễn ra thường xuyên ở cả cấp lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao hai nước và ở cấp độ các địa phương… trong đó đặc biệt chú ý đến thúc đẩy giao lưu, giáo dục truyền thống, gìn giữ và phát huy quan hệ tốt đẹp cho thế hệ trẻ mỗi nước.

Bên cạnh đó, hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh, phối hợp triển khai thực hiện tốt theo các thỏa thuận đã ký về biên giới; tăng cường thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, tạo thông thoáng hơn về mặt thể chế, các quy định về xuất nhập khẩu, đầu tư, ngân hàng… để doanh nghiệp, doanh nhân và người dân hai nước có điều kiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh được thuận lợi hơn, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước, tương xứng với quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Hợp tác giáo dục - đào tạo cũng được chú trọng để có chất lượng và hiệu quả hơn, nhất là cả hai đưa nội dung giáo dục lịch sử quan hệ đặc biệt giữa hai nước vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mỗi nước. Ngoài ra, hợp tác về văn hóa, nghệ thuật, du lịch, hợp tác về nông nghiệp, lao động việc làm… vẫn còn rất nhiều dư địa để hai bên thúc đẩy đi vào hoạt động thực chất và hiệu quả.                                 

Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.