Hiện thực hóa nguồn lợi từ ngành nuôi biển

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, ngành nuôi biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển, mang giá trị cao; để hiện thực hóa nguồn lợi "tỷ đô" từ ngành nuôi biển, cần xây dựng cơ chế, chính sách linh hoạt để thu hút doanh nghiệp đầu tư. 

Nhiều rào cản trong thu hút đầu tư

- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của ngành nuôi biển đối với phát triển kinh tế biển?

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng. Nguồn:ITN

- Nuôi trồng thủy sản biển (nuôi biển) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), với công nghệ hiện nay, các quốc gia có thể nuôi biển hữu hiệu trên 0,1% diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Chỉ riêng cá biển nuôi có thể đạt năng suất bình quân 9.900 đến 11.200 tấn/km2/vụ, có nghĩa là trung bình 100 tấn/ha/vụ.

Với cách tính đó, Việt Nam hiện có thể nuôi cá biển trên diện tích 1.000km2, đạt sản lượng 10 triệu tấn cá/vụ nuôi. Cá biển nuôi có giá thấp nhất khoảng 4,5 - 5,0 USD/kg, nghĩa là cao gấp 4 - 5 lần cá tra. 1 triệu tấn cá nuôi biển, nếu chỉ xuất khẩu thô đã có thể thu về 4,5 - 5 tỷ USD, nếu chế biến sâu sẽ dễ dàng đạt 8 - 10 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng chục triệu tấn các loài sinh vật có giá trị cao khác như giáp xác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, rong biển,...

Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy nuôi biển như hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ… Tuy nhiên, đến nay, ngành nuôi biển vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

- Cụ thể những khó khăn, vướng mắc đó là gì, thưa ông?

- Cả nước có khoảng 50.000 cơ sở nuôi biển nhưng phần lớn hoạt động nuôi biển manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, công nghệ lạc hậu và không bền vững. Trong nước chỉ có vài cơ sở nuôi biển xa bờ.

Hiện nay, ngành nuôi biển vẫn thiếu quy hoạch. Theo Luật Thủy sản năm 2017, các dự án nuôi trồng thủy sản phải nằm trong vùng được quy hoạch. Luật Quy hoạch lại yêu cầu phải điều chỉnh và tích hợp các quy hoạch đã được phê duyệt trước đó vào hệ thống quy hoạch mới, trong khi đa số các quy hoạch có liên quan đến phát triển nuôi thủy sản đều chưa được xây dựng và phê duyệt. Bên cạnh đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, Quy hoạch cấp tỉnh của nhiều địa phương chưa được phê duyệt. 

Không có quy hoạch dẫn đến không giao được các khu vực biển cụ thể cho dân nuôi. Đến nay, chưa có địa phương nào giao được vùng biển cho doanh nghiệp và ngư dân quản lý khiến doanh nghiệp khó đầu tư vào lĩnh vực này do vấn đề liên quan đến giấy phép và pháp lý.

Mặt khác, thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn về nuôi biển cũng gây ra tình trạng không có đơn vị nào đăng ký cho trại nuôi biển. Việc chưa có thủ tục đăng kiểm cho cơ sở và phương tiện nuôi biển; chưa có bảo hiểm cho cơ sở nuôi biển do các công ty bảo hiểm không chấp nhận rủi ro khi chưa có được các cơ sở pháp chế kỹ thuật để thực hiện khiến các doanh nghiệp không tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Ngoài ra, từ trước đến nay chưa có chương trình đào tạo nhân lực trong nước cho ngành công nghiệp nuôi biển, cả ở trình độ công nhân, trung cấp, cao đẳng, lẫn đại học... Đó là chưa nói đến tình trạng đáng lo ngại hiện nay là văn bản quản lý còn chồng chéo, mâu thuẫn nên việc thực thi còn nhiều điểm nghẽn.

Ưu tiên giao biển dài hạn cho các pháp nhân

- Để khai thác hết tiềm năng, mang lại nguồn lợi "tỷ đô", theo ông, cần xây dựng cơ chế, chính sách như thế nào?

- Nuôi biển còn nhiều dư địa để phát triển, do đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành cùng những chính sách linh hoạt và hiệu quả.

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương hoàn thành Quy hoạch không gian biển quốc gia trình Chính phủ thẩm định và Quốc hội thông qua trong năm nay. Các địa phương cũng cần chủ động trong việc tích hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã có vào quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng phê duyệt sớm.

Cần chính sách minh bạch để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển. Nguồn:ITN
Cần chính sách minh bạch để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển. Nguồn: ITN

Nhà nước giao quyền sử dụng vùng biển dài hạn (30 - 50 năm), ưu tiên giao biển cho các pháp nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã) chứ không nên giao lâu dài cho cá nhân để tránh phát triển tự phát. Đặc biệt, cần giao biển cho các doanh nghiệp tiên phong thành lập các cụm công nghiệp trên biển, thiết lập hạ tầng đầy đủ cho ngư dân thuê lâu dài nuôi biển.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh, thành phố có biển cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về nuôi biển. Đồng thời, chỉ định các cơ quan cấp đăng ký và làm thủ tục đăng kiểm cho các cơ sở và phương tiện nuôi biển.

Ngoài ra, cần có bảo hiểm tai nạn cho người, cho đầu tư phương tiện nuôi biển. Có bảo hiểm thì ngân hàng mới vào cuộc, doanh nghiệp và dân mới có thể vay vốn lưu động để phát triển sản xuất kinh doanh. Chính phủ cũng cần sớm xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định 67/2014/NĐ-CP, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển bền vững nuôi biển.

Thị trường thế giới đang thiếu nguồn cung hải sản hàng chục triệu tấn mỗi năm, muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện các chuỗi giá trị những nhóm sản phẩm nuôi biển chiến lược là điều kiện tiên quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành. Bên cạnh đó, cần quan tâm hỗ trợ đào tạo nhân lực, cần sự vào cuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường nghề.

Chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp quản lý liên ngành kinh tế biển; nuôi biển công nghiệp cần được tích hợp với du lịch, dầu khí, điện gió biển, vận tải biển, môi trường và an ninh quốc phòng mới thể phát huy được sức mạnh.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.