Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng:

Hải Dương tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố, 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Hải Dương đứng thứ 7 cả nước và đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy, những nỗ lực của tỉnh Hải Dương trong chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đã phát huy hiệu quả.

Tăng trưởng ước tăng 10%

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Hải Dương ước tăng 10%. Trong đó, tăng trưởng quý I của tỉnh đạt 10,11%; quý II ước đạt 9,91%. Với kết quả này, tỉnh Hải Dương đứng thứ 7 cả nước sau các tỉnh Trà Vinh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bắc Giang, Hà Nam và TP. Hải Phòng; đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng, sau TP. Hải Phòng và tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng:Hải Dương tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội -0
​Tăng trưởng kinh tế của Hải Dương ước tăng 10% trong 6 tháng đầu năm 2024. Ảnh: haiduong.gov.vn

Tăng trưởng quý I.2024 của tỉnh đạt 10,11%, tăng trưởng quý II ước đạt 9,91%; tăng trưởng quý II thấp hơn quý I do sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng thấp hơn vì sản lượng vải giảm. Lĩnh vực công nghiệp tăng thấp hơn do một số ngành tăng đột biến trong quý I.2024 như dệt may, giấy, cao su, đồ gỗ nội thất đã tăng chậm lại. Hoạt động xây dựng cũng thấp hơn khá nhiều do ít có công trình khởi công mới, nhiều công trình chuyển tiếp từ năm trước đã giải ngân hết vốn trong quý I.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) ước tăng 3,52%, đứng thứ 26 cả nước. Trong đó, hoạt động chăn nuôi tăng 6,1%, thủy sản tăng 6,8%; năng suất vụ đông và lúa đông xuân đều tăng; riêng sản lượng vải giảm 21,8% so với vụ trước.

Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) ước tăng 13,71%, đứng thứ 8 cả nước và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng từ cuối năm 2023. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng đồng đều, chỉ có 2 ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm nhưng 2 ngành này chỉ chiếm 3,5% giá trị sản xuất công nghiệp. Hoạt động xây dựng tăng trưởng cao trong quý I, tăng 9,2 nhưng sang quý II chỉ tăng 5,7% do sụt giảm từ hoạt động xây dựng trong dân cư và ít dự án đầu tư công khởi công mới.

Khu vực III (dịch vụ) ước tăng 6,9% đứng thứ 25 cả nước. Quý II tăng trưởng cao hơn quý I nhưng thấp hơn quý IV.2023. Nguyên nhân do tiêu dùng dân cư giảm vì áp lực của lạm phát, hoạt động tài chính, tín dụng khó khăn, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng.

Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu của tỉnh rất khả quan. Dự báo nếu các hoạt động ngoại thương (xuất, nhập khẩu) tiếp tục tăng cao và tiêu dùng được thúc đẩy bằng các giải pháp phù hợp (duy trì lãi suất thấp, ổn định lạm phát, kích cầu tiêu dùng) thì tăng trưởng của tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ đạt và vượt mục tiêu (9%) đã đề ra.

Nâng cao vị thế của tỉnh

Thực tế, song song việc phát huy nguồn lực nội sinh, hoạt động đối ngoại, hợp tác với các địa phương, đơn vị trong và ngoài nước được tỉnh tiếp tục đẩy mạnh, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh. Trong 5 tháng 2024, Hải Dương thu hút 27 dự án FDI mới, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh là 564 dự án; với tổng vốn đăng ký gần 10,5 tỷ USD. Tổng vốn luỹ kế đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI ước đạt 8,8 tỷ USD.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng:Hải Dương tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội -0
Kinh tế Hải Dương 2 tháng đầu năm 2024 đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng. Ảnh: haiduong.gov.vn

Để có được dấu ấn nổi bật trong thu hút đầu tư, thời gian qua, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc, quyết tâm với khí thế, tinh thần cao nhất nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Hải Dương đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp để trở thành bến đỗ tin cậy, an toàn của các nhà đầu tư. Theo đó, tỉnh cũng thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Trong đó phải kể tới Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 của Hải Dương đứng thứ 17 cả nước, tăng 15 bậc so với năm trước. Thứ hạng PCI của tỉnh cũng đứng thứ 5 trong số 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, tăng 4 bậc so với năm 2022. Trong 10 chỉ số thành phần PCI, Hải Dương có 3 chỉ số nổi trội là gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, cạnh tranh bình đẳng.

Bên cạnh đó, Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Hải Dương năm 2023 đạt 87,84/100 điểm, xếp vị trí thứ 22/63 tỉnh, thành phố (tăng 25 bậc so với năm 2022). Nổi bật là kết quả điều tra, khảo sát sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tăng 13 bậc, đứng thứ nhất toàn quốc; cải cách thể chế tăng 2 bậc; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số tăng 33 bậc so với năm 2022; tác động của cải cách hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tăng 52 bậc.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cho biết, để đạt được những kết quả toàn diện, tỉnh luôn gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi, tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách của địa phương; không chờ kinh tế phát triển rồi mới lo các vấn đề về xã hội, bằng hệ thống đồng bộ các giải pháp cụ thể, hiệu lực, hiệu quả.

Trong phát triển kinh tế, tỉnh lựa chọn được các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền, ưu tiên nguồn lực, xây dựng mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu theo hướng người dân. Mặt khác, chú trọng ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách chi cho y tế; tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, nhất là cho người nghèo, đối tượng khó khăn...

Để tiếp tục tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng yêu cầu các cấp, các ngành quyết liệt, tập trung thực hiện công việc, nhiệm vụ trọng tâm. Với những lĩnh vực còn mức tăng trưởng thấp, tăng trưởng âm thuộc ngành công nghiệp, thương mại, cần quan tâm tới vấn đề dự báo để xây dựng kịch bản tăng trưởng, phát triển phù hợp.

Đối với các dự án đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng nhấn mạnh, tỉnh sẽ triển khai các công trình, dự án ưu tiên mang lại giá trị, lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án phải bảo đảm tính khả thi cao, tuyệt đối không thực hiện dang dở để dự án chờ vốn hay vốn chờ dự án. Trong đó, tỉnh đặc biệt quan tâm tới đầu tư cho y tế, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.