Hà Nội hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng khôi phục sản xuất sau bão, lũ

Sáng 19.11, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024 với tổng kinh phí dự kiến hơn 37 tỷ đồng.

Theo Tờ trình của UBND TP. Hà Nội, ngay sau khi bão tan, thành phố đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão như: Tập trung các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hậu quả sau bão, xử lý môi trường; quản lý, chăm sóc diện tích cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng; phòng trừ dịch bệnh, phục hồi sản xuất; triển khai ngay việc hỗ trợ phục hồi sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND.

Thành phố cũng bổ sung nguồn vốn qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách TP. Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Khuyến nông để người dân vay vốn khôi phục sản xuất.

HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 4.10.2024 về một số nội dung sử dụng ngân sách Hà Nội năm 2024, trong đó có nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2024.

ngap-lut-song-hong-nhat-tan-11-7500.jpg
Hơn 20.000 gốc đào tại Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bị ngập chìm trong nước lũ khiến các chủ vườn đào đối mặt với nguy cơ mất trắng sau cơn bão số 3 vừa qua.

Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, các giải pháp của thành phố đã kịp thời hỗ trợ, động viên người dân tích cực khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống sau bão lũ.

Tuy nhiên, theo UBND thành phố, trong quá trình rà soát, thống kê thiệt hại, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo có một số diện tích sản xuất một số chủng loại cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao (cây quất cảnh, cây đào cảnh, cây phật thủ, cây cảnh, chim cút, chim bồ câu…) bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 và mưa lũ sau bão nhưng chưa được quy định cụ thể về mức hỗ trợ tại Nghị định số 02/2017/NĐCP ngày 9.1.2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11.4.2019 của UBND về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn TP.Hà Nội.

Do vậy, không có chính sách để hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nông dân sản xuất những đối tượng cây trồng, vật nuôi trên.

Để tiếp tục hỗ trợ người sản xuất giảm bớt một phần khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão, động viên người dân nhanh chóng, tích cực khôi phục sản xuất, việc xây dựng Nghị quyết về hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024 là rất cần thiết.

Tổng kinh phí dự kiến hơn 37 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Kinh phí hỗ trợ thực tế sẽ được cụ thể hoá trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết

Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão từ 30% trở lên.

Nguồn kinh phí này hỗ trợ đối với cây trồng: Cây quất cảnh; cây đào cảnh có chiều cao từ 70 cm trở lên; cây phật thủ thời kỳ kinh doanh (từ khi cây bắt đầu ra quả).

Đồng thời, hỗ trợ các loại cây trồng khác (có tên thường gọi là cây mai trắng, cây phát lộc, cây nhài nhật, cây hoa giấy, cây hoa trà, cây mai tứ quý, cây lan tiêu) và hỗ trợ đối với nuôi gia cầm như: Chim cút sinh sản từ 30 ngày tuổi trở lên; chim bồ câu…

Trên đường phát triển

Các nghệ nhân Thành phố Pleiku tái hiện nghi lễ truyền thống tại ngày hội. Ảnh: Bá Bính
Địa phương

Lan tỏa hình ảnh du lịch phố núi Pleiku

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Thành phố Pleiku (diễn ra từ ngày 15 - 17.11) đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách về thành phố cao nguyên xanh, giàu bản sắc, với những chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao ấn tượng. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Pleiku Đoàn Hữu Dũng hy vọng du khách, các vận động viên đã có những trải nghiệm tốt đẹp, khó phai; đồng thời, mong muốn du khách, vận động viên sẽ trở thành những đại sứ quảng bá cho hình ảnh du lịch phố núi Pleiku cũng như tỉnh Gia Lai đến bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Quảng Ninh: Triển khai hiệu quả các chương trình thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Triển khai hiệu quả các chương trình thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt

Triển khai thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính trị phát động từ ngày 31.7.2009, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo, tổ chức triển khai nghiêm túc, bài bản và đạt được những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam trên địa bàn.

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
Trên đường phát triển

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11.2005 – 23.11.2024), hướng tới Đại hội đảng bộ các cấp và Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, sáng 18.11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo Ban Quản lý di tích danh thắng khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.

100% xã của huyện Tân Phú đều có đường nhựa đến trung tâm xã và kết nối đến trung tâm huyện
Trên đường phát triển

Huyện Tân Phú: Đa dạng hóa nguồn lực

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tân Phú đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Thời gian tới, địa phương tiếp tục đa dạng hóa nguồn lực, phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng NTM nâng cao.

Trong xây dựng NTM, đầu tư hạ tầng thiết yếu được xác định là giải pháp then chốt đổi mới bộ mặt nông thôn
Trên đường phát triển

Huyện Định Quán: Nâng chất các tiêu chí nông thôn mới

Nhằm phát huy những thành tựu, kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian tới huyện Định Quán, Đồng Nai tiếp tục xây dựng kế hoạch nâng chất các tiêu chí NTM, NTM nâng cao. Đến năm 2028, phấn đấu hoàn thành huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Huyện Xuân Lộc xây dựng NTM kiểu mẫu và hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, nông thôn thông minh
Trên đường phát triển

Huyện Xuân Lộc: Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Xuân Lộc nói riêng cần đặt mục tiêu thu nhập của người dân cao hơn nhiều so với mức hiện nay; nhìn vào mức sống của người dân để làm chuẩn đo mức phát triển; phải nỗ lực hơn nữa để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn.

Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự kiện chế biến và công diễn 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky
Trên đường phát triển

Vĩnh Long được xác lập kỷ lục 102 món ăn từ tàu hũ ky

Nằm trong chuỗi sự kiện Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024, ngày 17.11, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự kiện chế biến và công diễn 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam với nguyên liệu chính từ tàu hũ ky Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: TL
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị Long Thành

Tại Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt vừa được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh: Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và sông Đồng Nai được xác định là 2 lợi thế cực kỳ lớn của tỉnh trong quá trình phát triển. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đối với đô thị Long Thành sẽ là cơ sở khai thác, phát huy hết lợi thế phát triển.

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Quang cảnh hội thảo
Trên đường phát triển

Sự kiện "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau” vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"

Sông Đốc rộn ràng không khí chào mừng ngày truyền thống hào hùng năm xưa
Trên đường phát triển

Sông Đốc hôm nay

70 năm trước, tại Sông Đốc đã diễn ra một cuộc chia ly ngời sắc đỏ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, các học sinh miền Nam, cả những em bé vài tháng tuổi đã lên tàu tập kết ra Bắc với niềm tin "ra đi để trở về". 70 năm sau, Sông Đốc đã trở  thành một thị trấn sầm uất, những người ra đi năm xưa và những người ở lại đã chung tay thực hiện ước nguyện xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ.

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Trên đường phát triển

Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh, giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, an sinh xã hội vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với người dân nói chung và những đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Một góc xã vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên) nhìn từ trên cao.
Trên đường phát triển

Tiếp động lực để đồng bào các dân tộc vươn lên

Thời gian qua, các chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Ninh đã thực sự phát huy hiệu quả, nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra nhiều nguồn lực, động lực giúp nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS, nhất là tại các huyện miền núi, hải đảo.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV – 2024
Trên đường phát triển

Phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Dự và phát biểu tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV - 2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tin tưởng, tỉnh Quảng Ninh sẽ có những bước phát triển đột phá, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc, vững về quốc phòng, an ninh.

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…