Giảm nghèo ở Thái Nguyên

Bài 1: Tổng lực xóa nghèo

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế phát sinh nghèo. Những năm qua, chính sách giảm nghèo đã được Thái Nguyên cụ thể hóa bằng nhiều chỉ tiêu. Năm 2024, tỉnh bố trí gần 94 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhằm giảm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo.

Hơn 21 nghìn hộ thoát nghèo

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Giám đốc Sở LĐ, TB - XH tỉnh, cho biết, Thái Nguyên xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mang tính nhân văn sâu sắc. Tỉnh tích cực triển khai các giải pháp linh hoạt lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 nhằm tiếp tục tạo nhiều nguồn lực hơn cho công tác giảm nghèo. Nhiều giải pháp hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, đa dạng hóa sinh kế, xây dựng mô hình giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.

Người dân xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai được hỗ trợ trâu cái sinh sản
Người dân xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai được hỗ trợ trâu cái sinh sản

Thời gian qua, Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, dự án chính sách dân tộc.

Tính từ năm 2021 - 2023, Thái Nguyên đã huy động gần 3.500 tỷ đồng để hỗ trợ giảm nghèo theo Chương trình. Trong đó, có 1.212 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, hơn 353 tỷ đồng ngân sách địa phương, hơn 1.578 tỷ đồng vốn tín dụng, hơn 292 tỷ đồng huy động từ Nhân dân và cộng đồng. Đã có hàng triệu lượt người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được nhận hỗ trợ.

Hàng năm, Thái Nguyên đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức; phát triển mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh; tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng.

Người dân xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai được hỗ trợ trâu cái sinh sản

Người dân xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai được hỗ trợ trâu cái sinh sản

Đồng thời, Thái Nguyên cũng tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập. Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người cận nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kết quả rà soát cuối năm 2023, toàn tỉnh còn 10.190 hộ nghèo và 9.516 hộ cận nghèo. Qua ba năm thực hiện chương trình đã có 21.300 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hằng năm là 1,26% vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra.

Trên dưới nhịp nhàng

Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, được các cấp, các ngành của tỉnh Thái Nguyên triển khai quyết liệt, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng bước đi, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi.

Ông Phan Đức Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, việc thực hiện chính sách dành cho đồng bào DTTS nói riêng và công tác thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững nói chung trên địa bàn tỉnh đã đem lại nhiều kết quả thiết thực. Cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi được đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều công trình giao thông, công trình nước sinh hoạt, thủy lợi... được xây dựng, nhiều hộ được hỗ trợ đất sản xuất. Từ đó, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh tại các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên

Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh tại các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên

Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, dân tộc thiểu số chiếm trên 72,5% dân số. Trên địa bàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn với tổng số 153 xóm, tổ dân phố, trong đó có 8 xã khu vực III, 1 xã khu vực II, 6 xã khu vực I và 59 xóm đặc biệt khó khăn. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện là 28%, kế hoạch giảm nghèo của huyện hằng năm 3% trở lên. Bà Bùi Thị Sen, Chủ tịch UBND huyện khẳng định, huyện đã huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo; chỉ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả việc lồng ghép cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhất là tại các địa bàn khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Bên cạnh đó, UBND huyện cũng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện các dự án của chương trình giảm nghèo; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí...

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tập trung huy động các nguồn lực đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia phân kỳ giai đoạn 2022 - 2025 đã và đang thực hiện. Đồng thời chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả theo các chương trình, dự án, cụ thể; tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, quan tâm phát triển các hoạt động sinh kế tại chỗ nhằm phát huy lợi thế của địa phương.

Huyện luôn tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm nhằm tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, ngành và toàn xã hội. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục triển khai tốt các Chương trình MTQG, đồng thời nhân rộng những mô hình hỗ trợ có hiệu quả trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn huyện để giảm nghèo bền vững. Qua triển khai các Chương trình MTQG, tỷ lệ hộ nghèo dự kiến đến hết năm 2024 còn 8,48%.

Năm 2024, Thái Nguyên phấn đấu giảm thêm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

Địa phương

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.