Hà Nội: Kết nạp được 82 đảng viên là học sinh THPT trong năm 2023

Sáng 28.8, Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả bước đầu kết nạp học sinh trung học phổ thông (THPT) vào Đảng theo Đề án số 20-ĐA/TU ngày 24.10.2022 của Ban Thường vụ Thành ủy. 

Theo báo cáo “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên ở Đảng bộ thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới”, trên địa bàn thủ đô có 281 trường THPT, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với tổng số 299.167 học sinh. Từ khi thực hiện Đề án số 20-ĐA/TU đến nay, có 25 đảng bộ đã tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú là học sinh THPT.

dang-2.jpg
Toàn cảnh Hội nghị đánh giá kết quả bước đầu kết nạp học sinh trung học phổ thông (THPT) vào Đảng theo Đề án số 20-ĐA/TU ngày 24.10.2022 của Ban Thường vụ Thành ủy. 

Hiện nay, có 19 đảng bộ quận, huyện, thị xã đã kết nạp được 82 đảng viên là học sinh THPT. Đảng viên mới được kết nạp thực sự là những học sinh xuất sắc tiêu biểu, nổi trội trong học tập và phong trào đoàn, là tấm gương cho các học sinh THPT khác noi theo. Việc tổ chức lễ kết nạp đảng viên được các cấp ủy Đảng tổ chức trang trọng, nghiêm túc theo đúng quy định.

Các tham luận cho rằng, kết quả kết nạp đảng viên là học sinh THPT là minh chứng rõ nét nhất việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án của Thành ủy nhằm nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và trẻ hóa đội ngũ đảng viên mới được kết nạp, ghi nhận những nỗ lực cố gắng của các cấp ủy, tổ chức đoàn thanh niên và học sinh THPT.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, thông qua các phong trào thi đua kịp thời phát hiện những quần chúng ưu tú, giới thiệu cho chi bộ bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. Những đảng viên được kết nạp trong các trường học đã phát huy được tính tiên phong, gương mẫu và trưởng thành về mọi mặt.

Thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và tổ chức Đoàn, Hội thanh niên trong nhà trường rà soát, lựa chọn đưa vào danh sách cảm tình Đảng những học sinh tiêu biểu, trước hết là những học sinh có kết quả thi tuyển đầu vào cao, có kết quả học tập tốt trong năm học đầu cấp, tích cực tham gia các hoạt động đoàn do Đoàn trường tổ chức.

Nhiều vấn đề cần giải quyết để tăng số lượng, chất lượng học sinh kết nạp Đảng

Bên cạnh thành quả đã đạt được, các tham luận từ Hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên là học sinh.

Cụ thể, tỷ lệ phát triển đảng viên là học sinh THPT còn thấp so với nguồn bồi dưỡng để giới thiệu kết nạp Đảng, chưa tương xứng với tiềm năng, số lượng của các trường THPT.

Nội dung bồi dưỡng, kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng ở một số cấp ủy còn hạn chế...

Cùng với đó, công tác tuyên truyền, quán triệt về công tác kết nạp đảng viên có nội dung còn hình thức, chưa tạo được sự đồng thuận giữa gia đình và nhà trường.

phong-hoang-mai.jpg

Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Phong phát biểu tại hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hai Bà Trưng Trần Quyết Thắng cho biết, năm 2023 quận kết nạp được 7 đảng viên là học sinh THPT.

Quá trình triển khai, quận còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Nhiều học sinh tiêu biểu, xuất sắc nhưng không đủ điều kiện để làm hồ sơ kết nạp Đảng trong trường THPT vì không đủ 18 tuổi trước khi kết thúc năm học tháng 6.2023.

Ông Trần Quyết Thắng chia sẻ, năm 2023 là năm đầu thực hiện kết nạp đảng viên đối với học sinh THPT, dẫn đến công tác kết nạp Đảng cho học sinh lớp 12 chưa kịp thời, phải thực hiện vào những tháng cuối của năm học.

dang-6.jpgGiám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị.

Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương đã kiến nghị, Hà Nội cần chỉ đạo các đơn vị quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển Đảng trong học sinh.

Cần phối hợp với các Bộ: GD-ĐT, Ngoại giao tạo thuận lợi cho các học sinh chuyển tiếp quá trình kết nạp Đảng khi đi du học.

Cần tạo điều kiện cho các học sinh sinh hoạt ghép trong quá trình chuyển tiếp vào đại học sau khi tốt nghiệp THPT.

Cần chủ động, sáng tạo trong cách tìm kiếm, tạo nguồn Đảng viên học sinh

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, công tác phát triển Đảng trong học sinh THPT đã có chuyển biến tích cực với nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo trong triển khai tổ chức thực hiện Đề án. Đặc biệt, những đảng viên trẻ vừa được kết nạp trong các nhà trường là tấm gương, hình mẫu để các học sinh ưu tú noi theo, học tập để phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

dang-7.jpg
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong yêu cầu: 

Thứ nhất, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, cần sự phối hợp mạnh mẽ, thông suốt hơn nữa giữa Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội cũng như các nhà trường và quận, huyện, thị xã. 

Thứ hai, yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng ở các trường học. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kết nạp đảng viên, đặc biệt là kết nạp học sinh THPT.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp của Đề án 20 của Ban Thường vụ Thành ủy đề ra. Trong đó chú trọng đào tạo học sinh THPT phát triển một cách toàn diện, không chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức trên lớp, mà cần quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức - trách nhiệm của công dân. Qua đó, các nhà trường có thể phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nguồn học sinh ưu tú giới thiệu cho Đảng và kết nạp đảng viên.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, thủ đô có hơn 100 nghìn học sinh lớp 12, nhưng mới kết nạp được 82 đảng viên, đây là một con số không tương xứng với tỷ lệ học sinh. 

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các nhà trường, đơn vị cần chủ động, sáng tạo trong cách triển khai thực hiện Đề án 20, đặc biệt là việc lựa chọn những học sinh xứng đáng để tạo nguồn và phát triển Đảng.

Bên cạnh đó quan tâm thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch tạo nguồn, tập trung phân tích, đánh giá kỹ nguồn phát triển Đảng.

Đồng thời cần đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới kết nạp bảo đảm thiết thực, chất lượng, hiệu quả; linh hoạt thời gian mở các lớp bồi dưỡng để tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập đầy đủ và hiệu quả.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định,  học sinh THPT là đối tượng đặc biệt nên các địa phương cần có tài liệu giảng dạy phù hợp. Việc tổ chức lớp học cũng như thời gian học phải có sự riêng biệt, hấp dẫn với học sinh. Đồng thời, các đơn vị phối hợp chặt chẽ trong việc kết nạp và chuyển tiếp thời gian theo dõi, bồi dưỡng như học sinh ưu tú để tiếp tục kết nạp trong các trường đại học, cao đẳng

Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.