Lần đầu tiên tổ chức chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu tại Hạ Long

Chiều 20.2, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với một số tổ chức, doanh nghiệp tổ chức buổi Họp báo giới thiệu Chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu Hạ Long 2025 (ART FOR CLIMATE FESTIVAL HALONG 2025). Đây là sự kiện văn hóa, du lịch đặc biệt, lần đầu tiên tổ chức tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) nhằm nâng cao nhận thức, hành động của mọi người về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Sự kiện có sự tham dự của đại diện đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương; Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Đại sứ quán của các nước như Pháp, Italia, Na Uy; đại diện UNDP; các sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh; cùng đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam.

dbnd_br_mg-1541.jpg
Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường Vũ Minh Lý phát biểu khai mạc họp báo

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường Vũ Minh Lý cho biết: tại Hội nghị COP26 - Hội nghị đánh dấu một tiến trình tham vọng với những quyết tâm không thể trì hoãn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, duy trì nhiệt độ Trái Đất, gần 150 quốc gia đã cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "O" (Net Zero) và Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia đã có những hành động kịp thời với cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Ngay sau khi hội nghị kết thúc, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả COP26; phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đồng thời, đưa ra lộ trình tổng thế nhằm hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu đã cam kết. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành khung hành lang pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đây chính là những cơ sở cơ bản nhất để các bộ, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện và hành động để đạt mục tiêu Netzero của Chính phủ.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tham vọng này, các tổ chức, doanh nghiệp đóng vai trò chủ thể chính thực hiện với sự dẫn dắt kiến tạo của Nhà nước. "Chúng ta sẽ phải định hướng đồng bộ các giải pháp, thúc đẩy thị trường carbon, chuyển đối mô hình công nghệ xanh, kinh tế tuần hoàn cũng như huy động các nguồn lực quốc tế để thúc đẩy nhanh chóng quá trình này," ông Lý nhấn mạnh.

dbnd_br_mg-1506.jpg
Các đại biểu dự sự kiện

Trong bối cảnh đó, ART FOR CLIMATE FESTIVAL HALONG 2025 là sự kết hợp giữa các hoạt động nghệ thuật và các hoạt động bảo vệ môi trường mang tầm ảnh hưởng toàn cầu đồng thời tôn vinh và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới của Vịnh Hạ Long, qua đó thu hút du khách trong nước và quốc tế, nhất là nhóm du khách cao cấp với mong muốn được hưởng thụ những trải nghiệm mới mẻ, đẳng cấp.

Chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu Hạ Long 2025 bao gồm chuỗi hơn 20 hoạt động sẽ được tổ chức từ nay đến tháng 6.2025, chủ yếu tại thành phố Hạ Long như: Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật tranh, ảnh của các nghệ sĩ Việt Nam và thế giới; đấu giá tác phẩm nghệ thuật gây Quỹ bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản; hoạt động kích hoạt chuỗi "University Activation" về ý thức bảo vệ môi trường.

dbnd_br_mg-1581.jpg
Toàn cảnh buổi họp báo

"Chúng tôi tin rằng sự ủng hộ, chung tay hành động của các doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế sẽ truyền cảm hứng cho các bạn thanh thiếu nhi và cộng đồng tích cực tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ chương trình, để góp phần cùng UBND tỉnh Quảng Ninh, các Bộ, ban, ngành hướng tới giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường," ông Lý nhấn mạnh.

Cùng với đó là các chuỗi sự kiện như tọa đàm về sự kiện ART FOR CLIMATE và nâng cao nhận thức về trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường; cuộc thi sáng chế công cụ, máy móc tái chế rác thải; hội thảo khoa học chuyên đề biến đổi khí hậu toàn cầu; hoạt động làm sạch môi trường biển; trồng cây kiến tạo vườn tỷ phú; hoạt động thu gom, đổi rác tái chế lấy quà...

dbnd_br_mg-1629.jpg
Các đại biểu tham dự buổi họp báo giao lưu cùng các cơ quan thông tấn, báo chí tham gia sự kiện

Thông qua chuỗi sự kiện, tỉnh Quảng Ninh muốn giới thiệu giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư đến các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tiêu biểu hàng đầu thế giới (Top 500 Forbes) vào các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh như: công nghiệp xanh, năng lượng sạch... nhằm góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tổ chức không gian trưng bày trong khuôn khổ Hội nghị nhằm tạo điểm nhấn về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh thời gian tới.

Đây cũng là cơ hội để tỉnh Quảng Ninh tăng cường giao lưu, trao đổi, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh; giới thiệu tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, quảng bá hình ảnh môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch. Các cam kết mạnh mẽ của tỉnh Quảng Ninh trong thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư FDI, nhất là các nhà đầu tư từ Pháp và Châu Âu tại Việt Nam. Thúc đẩy trao đổi hợp tác liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp của Việt Nam và Pháp, Việt Nam và Ý, Na Uy, Tây Ban Nha, Đức...

dbnd_br_mg-1642.jpg
Các đại biểu khởi động chuỗi Chương trình ART FOR CLIMATE

Tại buổi họp báo, các đại biểu dự sự kiện đã tiến hành giao lưu, làm rõ một số nội dung được các cơ quan thông tấn, báo chí nêu.

Môi trường

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà
Kinh tế

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Ngày 25.4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển
Môi trường

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển


Là một trong những địa phương ven biển tiên phong tham gia các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa từ năm 2018, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa
Môi trường

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành thách thức toàn cầu, cùng với mục tiêu của Đà Nẵng xây dựng hình ảnh Đô thị xanh, quận Thanh Khê đã và đang khẳng định vai trò là một trong những đơn vị tiên phong triển khai hiệu quả các mô hình, sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.