Hà Nội: Chỉ thị số 24-CT/TU tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm trong giải quyết công việc

Sau một năm triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7.8.2023 của Thành ủy Hà Nội về "Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội", Thành ủy Hà Nội nhận định, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền Thành phố có nhiều đổi mới; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành.

Các địa phương chủ động đưa Chỉ thị vào cuộc sống

Sau một năm đưa chỉ thị vào cuộc sống, các địa phương, đơn vị đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.

Đối với huyện Mê Linh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, Đảng bộ huyện tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất; chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng khoa học, dân chủ, sâu sát cơ sở. Mê Linh cũng tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm trong giải quyết công việc theo tinh thần Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội.

Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy Mê Linh đã ban hành Kế hoạch số 168-KH/HU ngày 31.8.2023 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị toàn huyện. Để thực hiện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu trong thực hiện.

Đặc biệt, Huyện ủy Mê Linh cũng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ huyện tới cơ sở trong giải quyết công việc, bảo đảm phương châm 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”; gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu, qua đó đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng, khơi lên khát vọng cống hiến xây dựng quê hương của từng cán bộ, đảng viên.

Là một trong 7 địa phương của Hà Nội có đường Vành đai 4 đi qua, đến nay, toàn huyện đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 100% diện tích đất nông nghiệp; hoàn thành xây dựng hạ tầng 3 khu tái định cư, tổ chức cho người dân bốc thăm nhận đất và xây dựng nhà tại nơi ở mới...

Huyện Mê Linh đang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng khung, giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục tăng cường quản lý đất đai, trật tự xây dựng, sớm hoàn thiện thủ tục giao đất dịch vụ cho người dân...

Huyện ủy Mê Linh cũng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ huyện tới cơ sở trong giải quyết công việc; gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu.

Mê Linh.jpg
300 cán bộ huyện Mê Linh được quán triệt Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm. Ảnh: A.V

Để triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hà Đông đã chỉ đạo tập trung thực hiện 34 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với từng cơ quan, đơn vị; đưa nội dung liên hệ nhận diện một số biểu hiện vi phạm kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc vào nội dung đánh giá hằng tháng, kiểm điểm đảng viên hằng năm.

Qua đó, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. UBND quận Hà Đông đã kịp thời điều chỉnh Quy chế làm việc của UBND quận, nhiệm kỳ 2021-2026; ban hành các quyết định phân công nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên UBND quận, nhiệm kỳ 2021-2026. Đối với việc tổ chức các phiên họp đều được thực hiện đúng quy định và quy chế. Sau các phiên họp, UBND quận ban hành thông báo kết luận gửi cho các cơ quan, đơn vị và UBND phường. UBND quận chỉ đạo tăng cường hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số; thường xuyên thực hiện kiểm tra công vụ, siết chặt kỷ cương hành chính, bảo đảm hoạt động của bộ máy chính quyền thông suốt, liên tục.

Mot cua 30724.jpg
Bộ phận "Một cửa" quận Hà Đông phục vụ người dân và doanh nghiệp đến giao dịch. Ảnh: H.D

UBND quận Hà Đông đã chỉ đạo đánh giá, phân tích làm rõ nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ phụ trách từng mảng công việc, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để cải thiện từng chỉ số cải cách hành chính.

Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2024, 100% nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch cải cách hành chính của quận đề ra đã được triển khai thực hiện đầy đủ theo đúng tiến độ. Quận ủy Hà Đông tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ nhiều hơn nữa từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và lan tỏa sâu rộng trong hệ thống chính trị quận

Thường xuyên chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính

Theo UBND TP. Hà Nội, hàng năm thành phố ban hành các kế hoạch kiểm tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính, kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông, kiểm tra chuyên đề nhằm thường xuyên chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Cùng với đó, TP. Hà Nội đã tăng cường hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; lãnh đạo Thành phố tăng cường đi kiểm tra hiện trường, cơ sở, tiếp xúc với người dân để nắm bắt và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh ngay tại cơ sở.

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc, công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ, Hà Nội ban hành văn bản về rà soát, xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành. Trong đó, yêu cầu các đơn vị chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn; chịu trách nhiệm quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc được ủy quyền; không tham mưu, đề xuất những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố lên chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Hà Nội
Chỉ thị số 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã làm chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Ảnh: ITN

UBND TP. Hà Nội đã thành lập Tổ giúp việc đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố giao. Tổ công tác đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc thường xuyên, tổ chức họp, giao ban trực tiếp và trực tuyến đôn đốc, kiểm đếm công việc, góp phần giảm số lượng nhiệm vụ quá hạn so với trước khi thành lập Tổ công tác.

Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, cụ thể và khả thi liên quan đến công tác quản lý, phát huy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với mô hình quản lý chính quyền đô thị.

Ngoài ra, tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, công tác theo dõi, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả công việc cụ thể; bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, có chế độ đãi ngộ, chính sách hợp lý cho đội ngũ cán bộ.

Tiếp tục triển khai đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, coi đây là một trong những thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố.

Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, công tác theo dõi, đánh giá cán bộ dựa trên kết quả công việc cụ thể; đo lường mức độ hài lòng của người dân; xây dựng cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phù hợp với mô hình quản lý chính quyền đô thị.

Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng có mặt tại sân bay Nội Bài để động viên đoàn thí sinh Việt Nam trở về từ cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới.
Đời sống

Việt Nam liên tiếp giành huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới

Tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47 vừa kết thúc tại Lyon (Pháp), đoàn Việt Nam đã giành được 1 Huy chương Đồng và 3 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Việc thí sinh giành giải cao ở các kỳ thi kỹ năng nghề trong khu vực và quốc tế không chỉ mang vinh quang về cho Tổ quốc mà còn là tấm gương, nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ trong phát triển kỹ năng bản thân tiến tới hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…