TP. Hồ Chí Minh:

Gỡ khó cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Những khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đã được các nhà quản lý giáo dục, giáo viên nhiều trường THPT nêu ra tại Hội thảo khoa học Thực tiễn triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Gỡ khó cho chương trình giáo dục phổ thông mới -0
Gỡ khó cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận Phan Đoàn Thái, bên cạnh những thuận lợi, quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với học sinh lớp 10 vẫn còn không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là sự thiếu ổn định về đội ngũ giáo viên.

Hiện nay các trường THPT công lập trong tỉnh đều chưa có giáo viên âm nhạc và giáo viên mỹ thuật. Nội dung giáo dục địa phương gặp nhiều khó khăn do chỉ được đào tạo chuyên ngành, phải dạy kiêm nhiệm môn học mới mà chưa được đào tạo bài bản.

Phó hiệu trưởng Trường THPT Thái Nguyên, Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hường cho hay, việc thay đổi về cấu trúc, nội dung và thời lượng các môn học trong chương trình mới dẫn tới hiện tượng có môn thừa giáo viên, có môn thiếu, có môn không biết lấy từ nguồn nào vì chưa có nơi đào tạo.

Khảo sát hơn 1.500 học sinh và 350 giáo viên lớp 10 của một số trường THPT thuộc khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh do Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (TP. Hồ Chí Minh) Bùi Minh Tâm thực hiện cho thấy, học sinh khối 10 gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức với 55,8% học sinh cho rằng việc hiểu bài còn nhiều hạn chế.

Gỡ khó cho chương trình giáo dục phổ thông mới -0
Học sinh khối 10 gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thiết kế với mục tiêu tăng cường tính tích cực, chủ động của người học. Do đó, ngoài việc theo dõi bài giảng của thầy cô trên lớp, học sinh cần có năng lực tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị bài ở nhà - điều này tạo nên khó khăn khi học sinh khối 10 đã quen với cách học của chương trình cũ.

Bên cạnh đó, quá trình đổi mới dạy và học chưa được tương thích với kiểm tra đánh giá học sinh khối 10 với các bài đánh giá thường xuyên và định kỳ. Đơn cử, trong môn toán, hầu hết các chương, bài dạy có tới 60% bài tập đề nghị có nội dung thực tiễn, tuy nhiên tiếp cận những chủ đề này trong thời lượng ngắn gây khá nhiều khó khăn cho học sinh.

Để giải quyết những khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Sơn, cần đặt cụ thể vào bối cảnh, điều kiện của từng tỉnh, thành và từng cơ sở giáo dục. Có nhiều dự báo giáo viên một số môn không đủ giờ, trong khi việc quản lý giáo viên là phòng giáo dục, tại sao các trường không dùng chung giáo viên?

Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP. Hồ Chí Minh) Phạm Thị Bé Hiền cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông 2018 là mô hình lý tưởng, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đối với môn lựa chọn, trường cho học sinh tùy ý chọn bốn trong 9 môn. Đối với lớp chuyên trong các môn lựa chọn lý, hóa, sinh, địa, tin thì môn chuyên là môn bắt buộc nên học sinh được chọn 3 môn lựa chọn.

Trường lên phương án tổ chức dạy các loại hình: môn học bắt buộc, môn chuyên, môn lựa chọn, môn chuyên đề, các môn theo chương trình nhà trường và hoạt động bắt buộc trải nghiệm hướng nghiệp…

Đồng thời, duy trì hệ thống lớp học trực tuyến để giáo viên và học sinh tương tác thường xuyên, sẵn sàng chuyển đổi hình thức học trực tiếp sang trực tuyến bất cứ khi nào cần thiết. Phương án triển khai theo hướng linh động của nhà trường đã chứng minh được điểm tối ưu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?

Thi tốt nghiệp THPT 2025 năm nay có hơn 1,1 triệu thí sinh dự thi. Có hai đối tượng dự thi là thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, mã đề thi trong phòng thi năm nay tăng lên 48 mã đề. Vậy có khó khăn gì khi tăng số mã đề thi lên gấp đôi trong công tác tổ chức thi? Chất lượng của đề thi sẽ ra sao so với trước đây?...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng nay, 7.4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phương Đông Tashkent, gặp gỡ giáo viên và sinh viên học tiếng Việt tại đây.

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.