Chuyên mục Những ánh sao khuê:

Giáo sư, Viện sĩ Lưu Hữu Phước - âm nhạc như lời hiệu triệu

NGUYỄN TÚC - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một trí thức cách mạng nổi tiếng, tác giả của những bản hùng ca gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân ta trong suốt quá trình xây dựng chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; đại biểu Quốc hội Khóa VI, VII; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục.

Cả đời gắn bó với đấu tranh giải phóng dân tộc

Lưu Hữu Phước là một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam: là tác giả của “Thanh niên hành khúc” - bài hát chính thức của tổ chức thanh niên tiền phong, sau chính quyền Việt Nam cộng hòa sửa lời và chọn làm Quốc ca với tên “Tiếng gọi thanh niên”, và tác giả của “Giải phóng miền Nam” - bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và trở thành Quốc ca khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.

Ông sinh ngày 12.9.1921 tại Cái Răng, quận Ô Môn, Cần Thơ. Thuở nhỏ, ông được cha cho đi học đàn dân tộc, sau đó ông tự học và chơi đàn Mandoline, guitar, tự nghiên cứu lý thuyết âm nhạc.

Cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, ông lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký. Những năm học ở trường, ông quen thân và trở thành những người bạn tâm giao với Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ. Bộ ba "Huỳnh - Mai - Lưu" đứng ra thành lập Câu lạc bộ học sinh của trường - nơi hội tụ những học sinh yêu nước. Cũng từ câu lạc bộ này, Lưu Hữu Phước bắt đầu sự nghiệp sáng tác, mở đầu là bài “La Marche des Étudiants” và cùng Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức cho Câu lạc bộ.

Tốt nghiệp tú tài toàn phần, Lưu Hữu Phước ra Hà Nội theo học tại trường Đại học Y dược thuộc Đại học Đông Dương từ năm 1940 đến 1944. Vào thời điểm đó, do ảnh hưởng của phong trào Mặt trận bình dân ở Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, rồi Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Việt Nam phát triển mạnh và lan rộng khắp ba miền. Lưu Hữu Phước sớm trở thành thủ lĩnh của phong trào và qua đó có điều kiện tiếp xúc với cán bộ Việt Minh, mở bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động yêu nước và cách mạng của mình.

Qua những chuyến đi “về nguồn” do Tổng hội Sinh viên tổ chức nhằm hun đúc tinh thần yêu nước cho học sinh, sinh viên, Lưu Hữu Phước với tài năng âm nhạc bẩm sinh đã liên tiếp cho ra đời hàng loạt ca khúc nổi tiếng, như “Non sông gấm vóc”, “Bạch Đằng giang”, “Ải Chi Lăng”, “Hồn tử sĩ”, “Hậu sông Gianh”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Lên đàng”... Những ca khúc đó được giới âm nhạc và các nhà sử học nước ta đánh giá là đỉnh cao của thể loại tác phẩm âm nhạc về đề tài lịch sử Việt Nam, đã góp phần hun đúc tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ vào thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 1942, trong chuyến thăm đền Hùng, nhằm thức tỉnh sinh viên, học sinh từ bỏ mộng “bá vương”, từ bỏ ước vọng “học giỏi, đỗ cao” để làm quan cho thực dân Pháp, sẵn sàng "đáp lời sông núi", xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, Lưu Hữu Phước đã sửa phần lời từ tiếng Pháp sang tiếng Việt trong bài “La Marche des Étudiants” thành bài “Thanh niên hành khúc”. Năm sau, ngày 21.3.1943, vở ca kịch “Tục lụy” của ông được trình diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên.

Năm 1944, Lưu Hữu Phước - Huỳnh Văn Tiểng và một số sinh viên miền Nam khác được Mặt trận Việt Minh giao nhiệm vụ trở về Nam vận động thanh niên tham gia các phong trào, các cuộc vận động yêu nước do Tổng bộ Việt Minh phát động. Theo lời kể của Huỳnh Văn Tiểng, “chỉ trong một đêm ba đứa chúng tôi (Huỳnh - Mai - Lưu) cùng Đặng Ngọc Tốt đã hoàn thành ba bài: “Mau về Nam”, “Xếp bút nghiên”, “Reo ánh sáng” để kịp thời cổ vũ phong trào bãi khóa, ra khỏi trường để hoạt động cách mạng”.

Phong trào “Xếp bút nghiên” mau chóng lan truyền khắp ba kỳ Bắc Trung Nam và sôi động cho đến Cách mạng tháng Tám.

Là nhạc sĩ đa tài, Lưu Hữu Phước đồng thời là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, nhà quản lý có kinh nghiệm và uy tín.

Sau ngày 23.9.1945 - ngày Pháp gây hấn ở Nam Bộ, Lưu Hữu Phước được giao nhiệm vụ làm Giám đốc Cục Xuất bản Nam Bộ. Tháng 5.1946, ông được điều ra Hà Nội chuẩn bị cho việc thành lập Nhạc viện Trung ương, và sau 4 tháng Nhạc viện đã ra đời (tháng 9.1946).

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, 19.12.1946, Lưu Hữu Phước cùng tập thể Hội Văn hóa Cứu quốc chuyển lên chiến khu Việt Bắc và được giao nhiệm vụ thành lập đội thiếu nhi tuyên truyền xung phong, sau đổi thành Đoàn nhạc kịch thiếu nhi kháng chiến thuộc Nhạc viện.

Năm 1950, ông được giao nhiệm vụ thành lập Trường thiếu nhi nghệ thuật và được bổ nhiệm làm Giám đốc. Cũng trong thời gian này, Lưu Hữu Phước cho ra đời hàng loạt tác phẩm lớn, như “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Đông Nam Á châu đại hợp xướng”, “Tuổi hai mươi”, “Henri Martin”...

“Người viết sử bằng âm nhạc”

Bước vào những năm kháng chiến chống Mỹ, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam. Để ghi nhận sự kiện trọng đại đó, bài “Giải phóng miền Nam” của ông đã ra đời vào cuối năm 1959, đầu năm 1960. Đây thực sự là một bản hùng ca, là lời hiệu triệu của Tổ quốc gửi tới mọi con dân đất Việt, là tiếng kèn xung trận khi Tổ quốc lâm nguy.

Tháng 2.1965, Lưu Hữu Phước được Trung ương cử đi Nam tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, được giới văn nghệ sĩ bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ giải phóng. Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa. Mặc dù công việc quản lý nhà nước hết sức bận rộn, đặc biệt là trong điều kiện khốc liệt của chiến tranh, song Lưu Hữu Phước vẫn không bỏ đam mê sáng tác. Những tác phẩm nổi tiếng ra đời trong những năm này, như “Dưới cờ vẻ vang của Đảng”, “Tình Bác sáng đời ta”, “Bài ca giải phóng quân”, “Giờ hành động”, “Hành khúc giải phóng”, “Xuống đường”, “Tiến về Sài Gòn”...

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu âm nhạc, được bầu làm đại biểu Quốc hội Khóa VI (1976-1981) và được Quốc hội cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục. Tiếp đó, ông tái trúng cử đại biểu Quốc hội Khóa VII (1981-1986), được cử làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục.

Cuộc đời và tác phẩm của Lưu Hữu Phước gắn chặt với sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Nhiều người gọi ông bằng cái tên “người viết sử bằng âm nhạc”, là một tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX. Cuộc đời và tác phẩm của ông gắn bó với sự nghiệp đấu tranh của dân tộc và có sức cổ vũ to lớn đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên trong cuộc đấu tranh đó nhằm giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước.

Những ca khúc cách mạng của ông có tầm tư tưởng lớn, có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao, khơi dậy những tình cảm thiêng liêng, nhắc nhở chúng ta không quên cội nguồn, không quên những người đã ngã xuống cho nền hòa bình hôm nay. Nói như nhạc sĩ Trọng Bằng: “Lưu Hữu Phước là một trong những cánh chim đầu đàn trong sự nghiệp xây dựng âm nhạc cách mạng Việt Nam. Cả đời anh gắn bó với đấu tranh giải phóng dân tộc, âm nhạc của anh đã có mặt trong những bước ngoặt quyết định vận mệnh của dân tộc”.

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, cho nền âm nhạc Việt Nam, ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật và Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.

Tháng 6.1989, Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Khóa III họp tại TP. Hồ Chí Minh để kiểm điểm, đánh giá tình hình công tác từ sau Đại hội III của Mặt trận, thảo luận về công tác Mặt trận, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước lên diễn đàn trình bày về tình hình văn hóa - giáo dục qua gần 3 năm đổi mới.

Trình bày xong, ông cảm thấy mệt, khó thở. Tổ bảo vệ sức khỏe của Hội nghị kịp thời đưa ông đi cấp cứu. Do bệnh tình quá nặng, bị nhồi máu cơ tim, ông qua đời ngày 8.6.1989 cũng là ngày kết thúc Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Khóa III, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho Mặt trận, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…