Những ánh sao khuê:

Giáo sư Hoàng Minh Giám - trí thức cả đời tận trung với nước

NGUYỄN TÚC - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với GS. Hoàng Minh Giám là tháng 9.1960 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam. Lúc đó, ông là đại biểu chứ không phải khách mời, còn tôi cùng anh Đậu Ngọc Xuân và anh Trịnh Ngọc Thái[1] phụ trách khối phiên dịch Đại hội. Điều thắc mắc lớn nhất của tôi trong buổi gặp mặt đầu tiên, đó là tại sao ông lại được dự Đại hội với tư cách đại biểu, trong khi ông chưa bao giờ là đảng viên của Đảng theo sự hiểu biết của chúng tôi lúc đó?

Một trong những trí thức tiêu biểu nhất nước ta thế kỷ XX

Sau này, khi có nhiều dịp được làm việc với Giáo sư và các vị trong Đảng Xã hội, đặc biệt khi được phân công chuẩn bị Lời điếu, tôi hiểu thêm nhiều điều về cuộc đời và sự nghiệp của ông - một trong những trí thức tiêu biểu nhất của nước ta ở thế kỷ XX, trong đó có chuyện Giáo sư được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam từ ngày 8.6.1950.

GS. Hoàng Minh Giám sinh ngày 4.11.1904, tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Thân sinh là cụ Phó bảng Hoàng Tăng Bí - một nhà nho yêu nước, một trong những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, hoạt động tích cực chống chủ nghĩa thực dân nên đã bị thực dân Pháp kết án tù biệt xứ, sau đó bị đưa về quản thúc ở Huế. Thời niên thiếu, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thân phụ, GS. Hoàng Minh Giám sớm có tinh thần yêu nước. Khi còn học ở Quốc học Huế, ông đã tham gia bãi khóa phản đối một giáo sư người Pháp đối xử tàn tệ với học sinh và tham gia biểu tình đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, tổ chức truy điệu cụ Phan Chu Trinh trong thời kỳ học tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.

Năm 1926 - 1927, ông dạy tại Trường Trung học Sisowath (Phnom Pênh, Campuchia). Cuối năm 1927, viện cớ “vì lý do sức khỏe”, ông viết đơn gửi cho Hiệu trưởng người Pháp xin thôi việc và trở về Sài Gòn dạy ở các trường tư thục.

Bị buộc tội “có tư tưởng chống Pháp” qua các bài viết trên báo tiếng Pháp, như “Tiếng chuông rè”, “L’annam”..., ông bị cấm dạy học ở Sài Gòn. Năm 1932, nhà giáo trẻ Hoàng Minh Giám trở về Hà Nội dạy cho trường tư thục Thăng Long. Năm 1935, ông cùng một số đồng nghiệp có tinh thần yêu nước, tiến bộ, như Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Dương, Nguyễn Cao Luyện... sáng lập trường tư thục Thăng Long và làm Hiệu trưởng cho đến Cách mạng tháng Tám thành công. Đây là trường có nhiều giáo sư giỏi, nhiều trí thức yêu nước tiến bộ và có nhiều học sinh hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, nhiều người sau này trở thành cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ông tham gia Đảng Xã hội Pháp vào thời kỳ Mặt trận bình dân thắng lợi và khi Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập ngày 22.7.1946, ông là một trong những người đầu tiên được công nhận là đảng viên của Đảng.

Cách mạng tháng Tám thành công, theo chủ trương mở rộng Chính phủ Liên hiệp, theo Chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đồng chí Võ Nguyên Giáp từ chiến khu trở về mời GS. Hoàng Minh Giám tham gia Chính phủ. Được Đảng tín nhiệm và Hồ Chủ tịch dìu dắt, GS. Hoàng Minh Giám đã trở thành một thành viên tin cậy trong chính quyền cách mạng. Từ tháng 8.1945 đến tháng 3.1946, ông giữ chức Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ của Chính phủ lâm thời. Trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6.1.1946, ông trúng cử đại biểu Quốc hội và được cử làm Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội Khóa I và sau đó liên tục được bầu làm đại biểu Quốc hội. Đến Khóa VII năm 1987, do tuổi cao sức yếu ông xin thôi không tham gia ứng cử.

Nhà ngoại giao tài năng, nhà hoạt động chính trị kiên định

Tháng 2.1947, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đồng thời là trợ lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giao dịch với đại diện Pháp. Trước đó, ông đã góp phần tích cực vào việc ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6.3.1946. Ông tham gia Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại Hội nghị Fontainebleau tháng 7 và tháng 8.1946, sau đó được cử làm Trưởng đoàn và là người trực tiếp giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt - Pháp ngày 14.9.1946.

Năm 1946, ông là một trong những người sáng lập Đảng Xã hội Việt Nam và được cử làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Tháng 11.1946, theo Chỉ thị của Hồ Chủ tịch, ông rời Pháp về nước tham gia Chính phủ và được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (Bộ trưởng là Chủ tịch Hồ Chí Minh), sau đó được cử giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao cho đến năm 1954.

Sau Hiệp định Genève, tháng 8.1954, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, sau đó đổi thành Bộ Văn hóa vẫn do ông làm Bộ trưởng và kiêm luôn Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Nhân dân khóa I.

Tháng 6.1976, ông được Quốc hội Khóa VI cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại.

Tại Đại hội thành lập MTTQ Việt Nam năm 1955, ông được cử tham gia Đoàn Chủ tịch và liên tục giữ cương vị đó cho đến ngày thống nhất đất nước.

Tại Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận trong cả nước tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (từ ngày 31.1 - 4.2.1947), ông được cử vào Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và liên tục đảm nhận cương vị đó cho đến Đại hội lần thứ IV (năm 1994) và cũng chính tại khóa này IV, ông được cử làm Ủy viên danh dự Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng, GS. Hoàng Minh Giám đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Là một nhà giáo, một trí thức yêu nước suốt đời vì dân, vì nước, suốt đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, GS. Hoàng Minh Giám là đại diện tiêu biểu cho sự chuyển biến của bộ phận trí thức yêu nước chân chính Việt Nam từ lập trường dân tộc sang lập trường XHCN.

Với gần 40 năm ở cương vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam, GS. Hoàng Minh Giám đã góp phần tích cực vào việc tập hợp, đoàn kết những trí thức yêu nước, tiến bộ, củng cố và tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông chính là người đặt nền móng trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Là một nhà ngoại giao tài năng, nhà hoạt động chính trị kiên định, GS. Hoàng Minh Giám đã góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, làm sáng tỏ cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế và cô lập kẻ thù.

Mặc dù tuổi cao, sức yếu, những năm tháng cuối đời, ông vẫn nhiệt tình tham gia với tất cả tâm huyết vào sự nghiệp chung, chăm lo củng cố khối Đại đoàn kết dân tộc và để lại cho MTTQ Việt Nam, nhất là các Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ từng cộng tác những hình ảnh sống động của một trí thức tiêu biểu, cả đời “tận trung với nước, tận hiếu với dân”.

____________

[1] Anh Đậu Ngọc Xuân sau là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; anh Trịnh Ngọc Thái sau này là Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Đại sứ Việt Nam tại Pháp

Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…