Giám sát ngày càng chuyên sâu, tường tỏ, tận gốc vấn đề

Nhìn lại những điểm nhấn trong hoạt động giám sát của Quốc hội trong nửa đầu nhiệm kỳ Khóa XV, tại phiên thảo luận sáng 27.5, các đại biểu Quốc hội cho rằng, hoạt động giám sát đã thực sự chuyên sâu, tường tỏ, tận gốc vấn đề, với nhiều đổi mới rất quan trọng, tạo sự thống nhất, đồng bộ từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện.

Phản biện càng cao, tính kiến tạo phát triển càng tốt

Với mục tiêu không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tại phiên thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2024, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất cho rằng, đẩy mạnh giám sát của Quốc hội là khâu trọng tâm, then chốt.

Giám sát ngày càng chuyên sâu, tường tỏ, tận gốc vấn đề -0
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) và Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) nhất trí quan điểm, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội Khóa XV đã chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần tạo cơ sở pháp lý và định hướng hoạt động giám sát cho cả nhiệm kỳ. Đặc biệt, Đảng đoàn Quốc hội đã lãnh đạo các cơ quan xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội và đã ban hành Kết luận về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về hướng dẫn giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND các cấp.

Một điểm mới của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV được đại biểu Nguyễn Văn Mạnh chỉ ra là, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội theo hình thức trực tuyến, kết nối tới điểm cầu các tỉnh, thành phố với sự tham gia của Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND, các Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì. Cách làm này đã tạo sự thống nhất, đồng bộ từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến việc tổ chức thực hiện từ trung ương tới địa phương, tránh sự chồng chéo giữa nội dung giám sát của Quốc hội với giám sát ở địa phương.

Giám sát ngày càng chuyên sâu, tường tỏ, tận gốc vấn đề -0
Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) đánh giá cao tính phản biện của các báo cáo giám sát. Đoàn giám sát đã cá thể hóa trách nhiệm của từng thành viên Đoàn giám sát. Tất cả thành viên tham gia Đoàn giám sát đều có những báo cáo độc lập, nêu quan điểm, chính kiến rõ ràng, chịu trách nhiệm về chất lượng của báo cáo. Nhờ vậy, báo cáo của Đoàn giám sát ngày càng chất lượng hơn, tính phản biện cao hơn, như Chủ tịch Quốc hội đã từng phát biểu, tính phản biện của giám sát càng cao thì sự kiến tạo phát triển, đồng hành cùng Chính phủ càng tốt. 

Từ thực tế tham gia các Đoàn giám sát, đại biểu Trần Văn Khải cho biết, một điểm sáng của nhiệm kỳ Khóa XV là Đoàn giám sát đã tổ chức các Tổ công tác làm việc trước với cơ quan chức năng, bộ ngành, địa phương để làm rõ nội dung thuộc phạm vi giám sát, giúp giám sát đi sâu, tường tỏ, tận gốc vấn đề. Tổ công tác làm việc hết sức độc lập, trực tiếp với đầu mối các sở, ngành, nhằm làm rõ những vấn đề trong báo cáo gửi tới Đoàn giám sát, từ đó tổng hợp, báo cáo lại với Đoàn giám sát.      

Nâng mức kinh phí cho hoạt động giám sát tại địa phương

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội chia sẻ băn khoăn về việc bố trí kinh phí để Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương và các đại biểu Quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, khảo sát theo quy định của pháp luật.

Giám sát ngày càng chuyên sâu, tường tỏ, tận gốc vấn đề -0
Đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) thẳng thắn, vừa qua kinh phí cấp cho công tác giám sát ở địa phương mới chỉ bảo đảm phục vụ cho giám sát theo Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề, giám sát, khảo sát theo cá nhân đại biểu Quốc hội chưa được quan tâm bố trí kinh phí phù hợp để đại biểu Quốc hội có thể triển khai các hoạt động này.

Giám sát ngày càng chuyên sâu, tường tỏ, tận gốc vấn đề -0
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nêu rõ, kinh phí dành cho hoạt động giám sát tại các Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương còn quá ít. Để tổ chức được các hoạt động giám sát trực tiếp tại cơ sở thì ngoài các thành viên Đoàn giám sát là các đại biểu Quốc hội của Đoàn, thì Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương phải có sự phối hợp hết sức chặt chẽ với nhiều cơ quan, ban, ngành khác nhau của địa phương và mời các thành viên khác, các chuyên gia cùng tham gia giám sát. Với kinh phí như hiện nay, việc mời các thành viên của các cơ quan tham gia Đoàn giám sát chưa được thuận lợi. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động giám sát cả về chất lượng lẫn khâu tổ chức. Nêu thực tế này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị, Quốc hội rà soát, xem xét để nâng mức kinh phí phục vụ hoạt động giám sát cho phù hợp với thực tế. 

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Nhiều đại biểu đề nghị, cần tiếp tục quan tâm, thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát lại với mục đích đánh giá toàn diện việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và nội dung giám sát chuyên đề, từ đó nâng cao hơn nữa nữa chất lượng, hiệu quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, trách nhiệm của người đứng đầu chịu sự giám sát.

Theo đại biểu Nguyễn Đại Thắng, cần quan tâm đến giám sát việc thực hiện lời hứa của các bộ trưởng, trưởng ngành, thể hiện rõ trách nhiệm của Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cũng những nội dung được giám sát, những vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm.

Giám sát ngày càng chuyên sâu, tường tỏ, tận gốc vấn đề -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận những kiến nghị về tăng kinh phí, chế độ cho hoạt động giám sát tại địa phương và cho biết thêm, nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng phản ánh thực tế hỗ trợ cho hoạt động giám sát còn ít, sự tham gia hoạt động giám sát của một số đại biểu Quốc hội còn thấp.

Bước sang năm 2024, năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đây cũng là năm Quốc hội tiến hành thảo luận, xem xét sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Phó Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với nhiều nội dung tiếp tục được đổi mới, cải tiến sẽ là cơ sở quan trọng để sửa đổi các quy định về hoạt động giám sát nói riêng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, bảo đảm đúng tinh thần, giám sát phải là khâu trọng tâm, then chốt trong hoạt động của Quốc hội.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và cử tri là công nhân, lao động tại hội nghị tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Phát huy hiệu quả những chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Trao đổi với cử tri tại buổi tiếp xúc trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, phát huy tinh thần, khí thế 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, thực sự là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.