Giải pháp đầu tiên là quy hoạch và phân bố lại lực lượng đất đai...

Báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy, chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất đã giúp đồng bào có nhà ở, có đất sản xuất, được sở hữu, làm chủ tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn trên 300 nghìn hộ dân tộc thiểu số nghèo, thiếu và không có đất ở, đất sản xuất. Theo nhận định của Đoàn giám sát, nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế, bất cập, tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách là khâu nghiên cứu, hoạch định và tổ chức chỉ đạo thực hiện còn nhiều hạn chế; do áp dụng tiêu chí, chính sách chung cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo trên cả nước mà không chú ý đến đặc trưng của vùng miền, của dân tộc...

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa: Không thể áp dụng chung một chính sách cho tất cả các đối tượng
 
Báo cáo có thể nói là khá toàn diện, sâu sắc, tỷ mỉ, nêu lên được bức tranh toàn cảnh về tình hình quản lý, sử dụng đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay. Chúng tôi cũng đồng tình nhiều vấn đề đề xuất kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở mỗi vùng có tình hình, đặc điểm, dân số, văn hóa, kinh tế - xã hội, tình hình đất đai và các nhu cầu về đất đai khác nhau, không vùng nào giống vùng nào. Tây Nguyên khác, Tây Nam Bộ khác, Tây Bắc khác. Tôi có rất nhiều năm ở Tây Nguyên và gần 20 năm ở Tây Bắc, tôi biết 2 vùng này khác nhau hoàn toàn. Chính vì thế cho nên việc đánh giá và Báo cáo cũng phải làm rõ đặc điểm vùng miền, đặc điểm dân tộc thiểu số. Cũng có dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, cũng có dân tộc thiểu số ngay ở sát đồng bằng, ví dụ người Mường, người Tày hay Sán Dìu ngay cạnh Thủ đô Hà Nội. Theo tôi để xác định chính sách đúng và sát tình hình thì phải đánh giá sát với tình hình từng vùng đồng bào, tất nhiên không đến mức độ quá chia nhỏ nhưng ít nhất cũng phải xác định một số vùng có đặc điểm khác nhau, ví dụ đồng bào dân tộc có những vùng này có nhưng vùng kia không có, ví dụ thiếu đất ở thì chỉ chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nam Bộ, còn vùng Tây Bắc và vùng Tây Nguyên thì chủ yếu là đất sản xuất, chứ không phải đất ở. Cũng trong vùng Tây Bắc thì có những vùng đất thì rất nhiều, đất ở rất nhiều, đất đai rất lớn nhưng điều kiện để cấp đất, giao đất cũng khác nhau hoàn toàn. Theo tôi để có một chính sách đúng và kiến nghị đúng thì nên có đánh giá sát với tình hình của từng khu vực, từng vùng.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi, vùng biên giới, hải đảo hiện nay có rất nhiều vấn đề bức xúc, một số mục tiêu đặt ra chưa đạt yêu cầu, nhiều mục tiêu đạt rất thấp và nhiều quy định thực hiện chưa nghiêm. Cho nên, theo tôi trong Báo cáo cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, các bộ, ngành, các địa phương có liên quan đến việc thực hiện các chính sách pháp luật theo chủ trương của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian vừa qua, để từ đó xác định rõ bộ, ngành nào phải có những giải pháp gì và phải đạt được mục tiêu gì trong thời gian tới theo chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành. Bên cạnh đó, đối với các chính sách, theo tôi nên theo chính sách vùng, thậm chí có những vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tính chất đặc thù đề nghị chính sách theo đối tượng và vùng đồng bào đặc biệt cần phải thực hiện chính sách cụ thể.

Cũng nên xem xét lại một số kiến nghị tôi thấy không phù hợp, cần phải cân nhắc lại cho hợp lý với tình hình hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số. Ví dụ nghiên cứu kiến nghị về việc quy định việc tạm trú, thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu quy định biện pháp cứng rắn như thế khó khả thi. Khu vực đồng bào dân tộc khác nhau, nếu quy định chính sách và điều kiện theo vùng, lãnh thổ và theo đối tượng dân tộc thì sẽ phù hợp hơn. Tình hình cư trú ở đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước hiện nay cũng có rất nhiều màu sắc khác nhau chứ không phải là chỉ chung một chỗ để có thể thực hiện theo những kiến nghị này. Tôi đề nghị xem xét lại những kiến nghị cho phù hợp với tình  hình cơ cấu dân số địa bàn, tình hình cụ thể của các đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Trăn trở lớn nhất là đất ở và đất sản xuất
 
Tôi đánh giá cao Báo cáo của Đoàn giám sát. Báo cáo đã tập hợp khá đầy đủ, đặc biệt là đánh giá thực trạng sát và tương đối đầy đủ từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vấn đề trăn trở nhất của tôi trong Báo cáo này là đối với chính sách đất ở và đất sản xuất. Thường khi tổ chức thực hiện chúng ta quán triệt và triển khai rất nhanh nhưng điều kiện cụ thể để triển khai không như mong muốn. Nói cách khác là chúng ta cố gắng chọn lựa đất ở và đất sản xuất tốt nhất cho bà con dân tộc nhưng phần còn lại đâu còn đất tốt như mong muốn. Người hưởng thụ thì không có sự chọn lựa, khi giải quyết vấn đề cấp đất trực tiếp cho bà con dân tộc thiểu số lúc bấy giờ do phân tán về đất nên không có điều kiện để đầu tư bồi bổ, phát triển thêm độ màu mỡ của đất để đạt hiệu quả cao. Đây là điều chúng tôi trăn trở trong thực tiễn. Nếu tập trung làm công việc này thì mất dăm 3 năm nữa, còn bây giờ chủ trương có thì triển khai, nhưng triển khai đến hộ dân rồi thì dân không đủ điều kiện. Đây là một đặc điểm rất đặc biệt, chúng ta cũng có thể thấy cuộc sống thực tiễn đặt ra như thế, thậm chí cơ sở chung, cơ sở hạ tầng, ví dụ Ninh Thuận khi cấp đất cho bà con rồi thì hồ làm chưa xong, khi làm hồ xong thì cũng mất vài năm. Rõ ràng phải có quá trình, cải thiện đời sống của bà con không phải một ngày, một bữa.

Vấn đề thứ hai, vừa rồi tổ chức giám sát tại một số địa phương vấn đề di cư và di dân hiện nay là vấn đề rất bức xúc . Ở Tây Nguyên, tôi đi 2 tỉnh Đăk Lăk và Bình Phước, đi xuống huyện cũng rất băn khoăn việc này. Về mặt trách nhiệm khi bà con dân tộc, nhất là di cư, di dân từ miền Bắc vào thì Tây Nguyên cũng rất lo. Lo cho bà con chỗ ăn, chỗ ở, đất sản xuất, nhưng không thể chủ động được. Do vậy, khi đã lo cho một đợt này bà còn di dân vào thì đợt sau lại tiếp tục thiếu. Tôi nghĩ việc này trong Báo cáo cũng đặt ra một vấn đề rất lớn, cần phải tập trung các chính sách giải quyết cho đồng bộ, kể cả nơi quản lý của bà con dân tộc thiểu số, nơi đi và kể cả nơi đến.

Vấn đề thứ ba là Chương trình xây dựng nông thôn mới cần phải ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc trưng của đồng bào dân tộc thì sẽ tác động đến quá trình sản xuất, đời sống bà con đồng thời cũng giải quyết tốt vấn đề đất ở, đất sản xuất. Nếu Chương trình này quy định chung theo 19 tiêu chí hiện nay thì tác động vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tập trung khó hiệu quả. Tôi đề nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu đề xuất phù hợp hơn, bước đi có thể chậm hơn nhưng phải sát cuộc sống thì mới phát huy được hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc…
 
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển: Phải tìm ra nguyên nhân
 
Qua Báo cáo giám sát có thể có được cái nhìn tổng thể, toàn bộ về chương trình, đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng ta cũng thấy được những mặt mạnh, mặt yếu và những giải pháp để tổ chức thực hiện tốt chương trình này. Đây là chương trình rất lớn thể hiện chính sách đất đai, chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ trương này đã thực hiện được 10 năm và đều đánh giá đạt được kết quả khá tích cực, thể hiện sự quyết tâm của cả Trung ương, của cả cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp.

Vấn đề đặt ra là tại sao qua 10 năm thực hiện nhưng mới chỉ đạt được 40% nhu cầu về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Và cũng như trong Báo cáo giám sát sau 10 năm cuối cùng quay trở lại vẫn là con số gần xấp xỉ hộ mà chưa có đất ở khoảng, 300.000 hộ. Phải tìm ra nguyên nhân. Tôi đồng tình với các nguyên nhân mà Đoàn giám sát đưa ra và tôi cho là những nguyên nhân, ví dụ nguyên nhân về khảo sát, thống kê chưa tốt, đấy cũng là thực trạng chung và đúng. Rất nhiều năm, rất nhiều địa phương làm chưa tốt vấn đề này. Nhưng đó là điều kiện thôi, thống kê chưa tốt thì thống kê lại cho bảo đảm, cho đầy đủ. Nguyên nhân thứ hai là về quy hoạch, vấn đề quản lý có những sự chồng chéo, thiếu lập trường, tôi nghĩ cũng là biện pháp có thể khắc phục được trong thời gian tới. Nguyên nhân thứ ba là phương pháp. Đúng là trong này nói các địa phương cũng có nhiều sáng tạo, kể cả bằng cách điều chỉnh lại ruộng đất, bằng cách vận động trong cộng đồng nhường đất cho nhau, bằng cách khai hoang hóa, bằng cách mua lại đất để người dân có đất và cũng có một giải pháp rất tích cực, đó là giải pháp chuyển hướng, không chỉ là vấn đề đất đai nữa mà chuyển hướng để tạo công ăn, việc làm cho người dân. Đấy là những giải pháp tôi cho là tốt.

Tuy nhiên một vấn đề thấy rất rõ đó là khó khăn về nguồn lực. Nguồn lực ở đây có hai nguồn lực. Thứ nhất là nguồn lực về đất đai. Phải xem lượng đất đai như thế nào và đất đai có đủ điều kiện để thực hiện chủ trương này không? Phải thấy rằng do lượng đất đai phân bố không đều, có những vùng đất đai có thể khai hoang phục hóa được, có thể mua được, nhưng có vùng không thể giải quyết được vấn đề đó. Đó là một thực trạng. Chúng ta phải tính tới hiện có lượng đất đai ở các nông trường, lâm trường mà công tác quản lý cũng chưa tốt. Đó là việc sử dụng đất đai có vấn đề cần phải được xem xét. Thứ hai là nguồn lực tài chính. Chương trình nào cũng thiếu, đơn cử như 16 Chương trình mục tiêu quốc gia đã được QH quyết định là số lượng tiền rất lớn 279.000 tỷ, ngay cả ngân sách của Trung ương dự kiến 109.000 tỷ có khả năng được nhưng 64.000 tỷ của các địa phương, liệu địa phương có cam kết để thực hiện không, chưa kể nguồn huy động trong dân cư thế nào, các cộng đồng như thế nào? Tình trạng đó giống như tình trạng của đất đai, mục tiêu rất lớn nhưng nguồn lực không đảm bảo.

Tôi đề xuất một số giải pháp. Giải pháp đầu tiên là phải quy hoạch và phân bố lại lực lượng đất đai. Đất nào đã giao cho người dân, tương đối ổn định thì thôi, nhưng đất của nông, lâm trường phải tính toán lại. Dù sao trong thống kê vẫn còn lượng đất hoang hóa, lượng đất hiện nay các nông, lâm trường quản lý chưa tốt cũng cần phải tính toán để điều tiết cho dân, nhất là những vùng hiện nay đang sống xen canh, xen cư giữa người dân với các nông, lâm trường. Chúng ta có thể mạnh dạn xem xét lại, những lâm trường nào không còn hiệu quả nữa, cách làm ăn theo kiểu phát canh thu tô cũng nên tính toán, trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có các doanh nghiệp nhà nước cũng cần xem xét để tạo điều kiện về đất đai cho người dân. Giải pháp thứ hai là nguồn lực đầu tư, trong đó vẫn tiếp tục tăng cường hỗ trợ để khai hoang phục hóa cho dân, phải tính toán đến những nơi nào có thể mua đất được thì mua đất cho dân. Tôi sợ nhất là cách làm, cứ có khoản tiền là đưa cho dân muốn mua đất đâu thì mua, đất không có để mua thì người dân  làm việc khác cuối cùng người dân vẫn không có đất. Vấn đề thứ ba, tôi cho là căn cơ nhất, nếu chúng ta chỉ có xoay quanh, loay hoay mãi chuyện đất đai thì cũng không ổn, cho nên phải chuyển hướng, phải tạo công ăn việc làm, dạy nghề hoặc các nhiệm vụ khác trong chương trình gọi là xóa nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới thì nên có đầu tư.

Phiên họp

Quyết liệt, không né tránh nội dung khó
Quốc hội và Cử tri

Quyết liệt, không né tránh nội dung khó

Tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ Hai và thứ Ba của Quốc hội tại phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội đã tiếp tục nêu cao tinh thần quyết liệt, không né tránh nội dung khó mà dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng để bảo đảm quyết đáp đúng đắn, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Minh chứng rõ nhất là Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần tiếp tục phát huy tinh thần này trong thời gian tới, nhất là trong việc sửa đổi Luật Đất đai.

Cần có giải pháp triển khai ngay để gỡ vướng mắc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Cần có giải pháp triển khai ngay để gỡ vướng mắc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Chiều 25.4, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.
Thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra
Thời sự Quốc hội

Thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra

"Các cơ quan tiếp tục rà soát để quán triệt và thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; khắc phục các hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Thanh tra", Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ Mười đối với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) nêu rõ.
Nghiên cứu áp dụng một số chính sách đột phá hơn
Thời sự Quốc hội

Nghiên cứu áp dụng một số chính sách đột phá hơn

Chiều 21.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; biểu quyết bổ sung dự thảo Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Kỳ họp thứ Ba: Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp thứ Ba: Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội

Nhất trí với đề xuất tiến hành Kỳ họp thứ Ba theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội (có dự phòng phương án họp trực tuyến kết hợp tập trung theo diễn biến của dịch bệnh Covid - 19), kết luận phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao chất lượng kỳ họp, chỉ trình Quốc hội những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng.
Thông qua số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát nhân dân tối cao
Thời sự Quốc hội

Thông qua số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát nhân dân tối cao

Tiếp tục chương trình làm việc sáng 19.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, phê chuẩn số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 15 người, trong đó 6 thành viên đương nhiên theo luật định là Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cử 9 kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh

Việc tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo ba cấp hành chính như hiện hành hay hai cấp (bỏ Thanh tra cấp huyện) được nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Tán thành với phương án giữ ba cấp như hiện hành của Chính phủ đề xuất, song Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, quy trình, thủ tục thực hiện thanh tra, tạo điều kiện xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác này.
Kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình
Thời sự Quốc hội

Kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình

Trong phiên thảo luận chiều nay, 16.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lần này phải bao quát được vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, bảo đảm tính khả thi của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Tiếp tục đặt yêu cầu cao về chất lượng
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục đặt yêu cầu cao về chất lượng

Các bộ, ngành cần quán triệt và thực hiện nghiêm việc soạn thảo dự án luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa đạt đồng thuận cao thì có thể thực hiện thí điểm.
Bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn

Cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại phiên họp chiều nay, 14.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) và đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển ngành dầu khí, bảo đảm hoạt động này được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực chất vấn
Phiên họp

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực chất vấn

Sau phiên chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ mới, sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ Chín. Trong Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.
Thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ Chín, chiều nay, 23.3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Thông qua Nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu

Chiều 23.3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31.12.2022. Theo đó, giảm 50% so với mức thuế hiện hành đối với xăng (giảm 2.000 đồng/lít) và dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn (giảm 1.000 đồng/lít); giảm 70% so với mức thuế hiện hành đối với dầu hỏa (giảm 700 đồng/lít) từ ngày 1.4.2022.
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Phiên họp

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở

Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại đợt họp thứ 2, Phiên họp thứ Chín. Trước đó, tại phiên họp của Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh yêu cầu phải rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở; đồng thời, bám sát quy định của Hiến pháp năm 2013 để cụ thể hóa cơ chế nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, tăng cường dân chủ trực tiếp thông qua thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Nhất trí thí điểm tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Thời sự Quốc hội

Nhất trí thí điểm tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Chiều 22.3, tiếp tục Phiên họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô
Thời sự Quốc hội

Khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô

Sáng 22.3, tiếp tục Phiên họp thứ Chín của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Nhiều ý kiến nhất trí quy định bảo hiểm vi mô trong dự thảo Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô và có cơ chế để khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô tại Việt Nam.