Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Đại sứ quán và gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia

Chiều 23.11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã nghe Đại sứ Nguyễn Huy Tăng báo cáo về tình hình hoạt động của cơ quan đại diện và cộng đồng thời gian qua; nghe đại diện cộng đồng người Việt chia sẻ về đời sống, sự hoà nhập với sở tại, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng và những đóng góp cho hoạt động đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; đại diện các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Campuchia báo cáo về tình hình hoạt động, dù còn khó khăn nhưng luôn tuân thủ pháp luật nước sở tại, đóng góp vào tạo việc làm cho bà con trong cộng đồng và người dân địa phương.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi tới toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia lời thăm hỏi, lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Qua nghe báo cáo, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng những kết quả hoạt động hết sức tốt đẹp của Đại sứ quán và Hội Người Việt Nam tại Campuchia, Hội Doanh nghiệp người Việt Nam tại Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia 5.000 USD. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia 5.000 USD. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội cũng thông báo về những kết quả nổi bật trong chuyến công tác tại Campuchia và quan hệ hai nước; những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian gần đây và những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám đang diễn ra.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đất nước ta đang phấn đấu hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và thi đua để hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ 14 của Đảng cũng đang tích cực triển khai công việc. Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội Khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà tặng Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà tặng Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

“Đây là công việc chuẩn bị quan trọng để đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm”.

Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng về phòng, chống lãng phí và cải cách tổ chức bộ máy trong cả hệ thống chính trị. “Bộ Chính trị đã bàn và chuẩn bị triển khai tinh gọn bộ máy từ Trung ương xuống địa phương, Trung ương làm trước, làm gương để địa phương thực hiện, từ đó để bộ máy không cồng kềnh, giảm chi phí từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển đất nước”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Tại Kỳ họp thứ Tám đang diễn ra, Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà tặng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Campuchia. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà tặng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Campuchia. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Đánh giá về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây tiếp tục là điểm sáng, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 9 quốc gia, trong đó quốc gia có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện gần nhất là Malaysia; có 4 Đối tác Chiến lược Toàn diện là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam cũng có quan hệ Đối tác Chiến lược với 10 quốc gia và quan hệ Đối tác Toàn diện với 13 quốc gia. Vị thế, uy tín của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia và là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN. Chủ tịch Quốc hội cho biết, Đảng, Nhà nước Việt Nam và Campuchia đều quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chụp ảnh lưu niệm với đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chụp ảnh lưu niệm với đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Với cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến đời sống của bà con; tại các cuộc gặp với Lãnh đạo cấp cao Campuchia đều đề nghị Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt sinh sống, làm ăn ổn định, hợp pháp tại Campuchia, có lộ trình di dời bà con sinh sống trên sông nước một cách hợp lý, bố trí khu tái định cư với các điều kiện cơ sở hạ tầng, an sinh cơ bản, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ gia đình thuộc diện phải di dời và quan tâm tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết giấy tờ pháp lý cho người gốc Việt để đẩy nhanh việc nhập quốc tịch Campuchia cho những người đủ điều kiện.

Chủ tịch Quốc hội mong cộng đồng người Việt và doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, tuân thủ các quy định pháp luật của Campuchia, phát huy tinh thần tự lực vươn lên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chụp ảnh lưu niệm với đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chụp ảnh lưu niệm với đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Chủ tịch Quốc hội biểu dương Đại sứ Nguyễn Huy Tăng và tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần củng cố và phát triển quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” Việt Nam - Campuchia.

Tháng 4 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến nhất trí với chủ trương và nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2019/NĐ-CP ngày 23.1.2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế, điều kiện kinh tế của đất nước trong tình hình mới và đặc thù của ngành đối ngoại.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ và tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán tiếp tục tăng cường đoàn kết, trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.

Ghi nhận các kiến nghị của cộng đồng người Việt và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ quán phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành tổng hợp để nghiên cứu, giải quyết cụ thể.

.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần dứt khoát loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm"!
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần dứt khoát loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm"!

Sáng 23.11, phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ “ý kiến cá nhân” về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.