Gia Lai: Một số kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022

Năm 2022,  Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn tỉnh. 

Theo đó, công tác phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, đầy đủ.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Ban Nội chính Tỉnh ủy triển khai 01 cuộc điều tra dư luận xã hội qua môi trường Internet về “Hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh” với sự tham gia của 16.531 cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia; phần lớn phiếu khảo sát đều đồng tình và đánh giá cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Gia Lai: Một số kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 -0
Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022.

Về hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 02 Phiên họp, Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức 03 Cuộc họp để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và triển khai các nhiệm vụ, hoạt động của Ban Chỉ đạo; quyết định đưa 06 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo và giao Ban Nội chính Tỉnh ủy, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Ban Chỉ đạo theo quy định.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, nhất là đối với những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra 04 tổ chức đảng, 11 đảng viên; giám sát 05 tổ chức đảng, 13 đảng viên về việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, công tác cán bộ, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện trách nhiệm nêu gương… gắn với trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; đã thi hành kỷ luật 03 đảng viên, đình chỉ chức vụ trong Đảng 01 đảng viên. Triển khai Đoàn Kiểm tra, rà soát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế; vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội tại 04 địa phương. 

Các cấp, các ngành đã thực hiện có hiệu quả giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, đã chuyển đổi vị trí công tác 142 trường hợp. Thanh tra tỉnh đã xác minh tài sản, thu nhập của 44 người tại các đơn vị. Qua công tác kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh, tố cáo, kiến nghị, cơ quan chức năng đã phát hiện 4 vụ việc vi phạm và có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực.

Năm 2022, ngành Thanh tra triển khai 140 cuộc thanh tra hành chính tại 381 đơn vị, địa phương; đã kết thúc và kết luận 117 cuộc tại 348 đơn vị; phát hiện sai phạm về tài chính tại 227 đơn vị. Qua đó, kiểm điểm trách nhiệm đối với 39 tập thể, 226 cá nhân; thu hồi nộp ngân sách số tiền 27.718.161.000 đồng. Tiến hành 14 cuộc thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại 51 đơn vị; đã kết thúc 12 cuộc tại 41 đơn vị và 170 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 961 tổ chức, cơ sở và 816 cá nhân. Cơ quan điều tra hai cấp thụ lý, điều tra 15 vụ/34 bị can về tội phạm tham nhũng, chức vụ; trong đó, khởi tố mới 06 vụ/16 bị can; đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 08 vụ/22 bị can; tạm đình chỉ 01 vụ/01 bị can; đang điều tra 06 vụ/11 bị can. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp thụ lý 09 vụ/31 bị can, trong đó, số mới 08 vụ/22 bị can; đã truy tố 08 vụ/29 bị can, còn 01 vụ/02 bị can. Tòa án nhân dân hai cấp thụ lý 11 vụ/32 bị can; trong đó, số mới 08 vụ/29 bị can; đã xét xử 07 vụ/22 bị cáo, chưa xét xử 04 vụ/10 bị can...

Văn bản - Chỉ đạo

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn bản - Chỉ đạo

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi
Văn bản - Chỉ đạo

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Văn bản - Chỉ đạo

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 16.8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ngày 11.7 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đây là Quy định nhằm tiếp tục cụ thể hóa đường lối công tác cán bộ tại Đại hội XIII của Đảng. Đó là “thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm...”[1]. Quy định 114 - QĐ/TW thay thế cho Quy định 205 -QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ
Chính sách và cuộc sống

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với nhiều điểm mới, cụ thể hơn và chi tiết hơn so với Quy định 205-QĐ/TW ban hành tháng 9.2019 cũng về nội dung này.

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc
Địa phương

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc

Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã Quý II.2023, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là khắc phục triệt để tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc.