Quảng Nam:

Vụ phá rừng làm đường dây 110 kV: UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương điều tra, xử lý

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu khẩn trương kiểm tra, xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vụ phá rừng trái phép trong thời gian dài nhưng không kịp thời phát hiện, xử lý.

Ngày 8.3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu vừa có công văn gửi Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, UBND các huyện Tây Giang, Đông Giang về việc: “khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng thi công đường dây tải điện Thủy điện Tr’Hy”.

Vụ phá rừng làm đường dây 110 kV: UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương điều tra, xử lý -0
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu xử lý nghiêm vụ phá rừng làm đường dây thủy điện Tr'Hy

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tây Giang, Đông Giang khẩn trương tiếp nhận hồ sơ vi phạm và điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm đối với vụ phá rừng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Tây Giang và Đông Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tây Giang, Đông Giang trong việc điều tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ vụ án để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Khẩn trương kiểm tra, xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vụ phá rừng trái phép trong thời gian dài nhưng không kịp thời phát hiện, xử lý.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề nghị các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; thường xuyên chỉ đạo các Ban quản lý rừng, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Công văn số 327/UBND-KTN ngày 15.1.2024 của UBND tỉnh về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về lâm nghiệp năm 2024 trên địa bàn tỉnh;

Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, thường xuyên rà soát những khu vực rừng có nguy cơ bị xâm hại cao để tập trung bảo vệ, nhất là diện tích rừng tạm giao cho UBND xã quản lý; Kiểm soát chặt chẽ các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng theo quy định của pháp luật.

Trước đó, như Báo Đại biểu Nhân dân đã có bài phản ánh, mặc dù chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nhưng chủ đầu tư dự án đường dây 110 kV (giai đoạn 2) thuỷ điện Tr’Hy đã tự ý thi công san ủi các móng trụ, mở đường và chặt hạ cây rừng tự nhiên, làm thiệt hại diện tích 2,2492 ha rừng tự nhiên, khối lượng gỗ thiệt hại còn tại hiện trường là 113,294 m3/395 cây.

Trong đó, huyện Tây Giang có diện tích rừng bị thiệt hại là hơn 2,2 ha (trong đó Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang quản lý 0,4791 ha, UBND xã quản lý 1,7466 ha; Huyện Đông Giang: 0,0235 ha thuộc UBND xã quản lý).

Sau khi xảy ra tình trạng phá rừng làm đường dây 110 kV, chủ đầu tư dự án thủy điện Tr’Hy xin chính quyền địa phương cho phép thực hiện trồng rừng khắc phục hậu quả.

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát, thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan trong vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước. 

Văn bản - Chỉ đạo

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn bản - Chỉ đạo

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi
Văn bản - Chỉ đạo

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Văn bản - Chỉ đạo

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 16.8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ngày 11.7 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đây là Quy định nhằm tiếp tục cụ thể hóa đường lối công tác cán bộ tại Đại hội XIII của Đảng. Đó là “thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm...”[1]. Quy định 114 - QĐ/TW thay thế cho Quy định 205 -QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ
Chính sách và cuộc sống

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với nhiều điểm mới, cụ thể hơn và chi tiết hơn so với Quy định 205-QĐ/TW ban hành tháng 9.2019 cũng về nội dung này.

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc
Địa phương

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc

Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã Quý II.2023, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là khắc phục triệt để tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc.

Bài cuối: Năm nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn mới
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Năm nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn mới

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Dù công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được những thành quả quan trọng, nhưng tuyệt nhiên không được thỏa mãn rồi sinh ra chủ quan, mà phải kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với kết quả lớn hơn nữa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra 5 nhiệm vụ lớn, trọng tâm, bao quát cho công cuộc này trong giai đoạn mới.

Bài 2: Nghiêm trị “tham nhũng vặt” và chữa bệnh “sợ trách nhiệm”
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Nghiêm trị “tham nhũng vặt” và chữa bệnh “sợ trách nhiệm”

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Đọc 8 bài của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết từ năm 1973 đến năm 1990 (ở độ tuổi 29 - 46) trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, có thể cho chúng ta nhiều cảm nhận. Trong đó, có tệ “tham nhũng vặt” và bệnh “sợ trách nhiệm” xuất hiện khá sớm và tồn tại dai dẳng đến bây giờ, nghĩa là các vấn đề còn nguyên tính thời sự.