Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Góp phần tích cực xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Qua thảo luận tại Phiên họp thứ 24, các thành viên Ban Chỉ đạo nhất trí cho rằng, trong 6 tháng đầu năm 2023 và từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, đạt nhiều kết quả toàn diện, có bước đột phá mới cả ở Trung ương và địa phương. Kết quả này đã góp phần tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; được cán bộ, đảng viên, nhân dân ngày càng tin tưởng, đồng tình, ủng hộ, các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhất là, việc xuất bản, quán triệt cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn đảng, toàn quân, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm. Cùng với đó là việc ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...; quy định về phát huy vai trò của Nhân dân trong phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ...

Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung rà soát, giám sát, xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng, minh bạch, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; khắc phục những sơ hở, bất cập dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 3 Hội nghị toàn quốc về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành trên 100 văn bản để tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng). Quốc hội đã thông qua 24 luật, pháp lệnh và ban hành nhiều nghị quyết quan trọng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 335 nghị định, 86 quyết định; các bộ, ngành ban hành gần 1.800 thông tư, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực.

Điểm mới trong nhiệm kỳ này là, thực hiện chủ trương của Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã kiên quyết làm rõ trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực được giao quản lý, phụ trách. Trên cơ sở đó, khuyến khích cán bộ từ chức, xin thôi chức vụ, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút. Đến nay, Trung ương đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 15 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, nghỉ công tác, bố trí công tác khác gần 150 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 4 cán bộ diện Trung ương quản lý, 65 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 23 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, tăng gần 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII. Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 340.000 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII, và hơn 1.700 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với hơn 6.600 tập thể và gần 18.000 cá nhân. Các cơ quan chức năng đã chuyển gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật, tăng gần 2 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước được chỉ đạo xử lý bài bản, thận trọng, nghiêm minh, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã khởi tố, điều tra 1.304 vụ/3.523 bị can về các tội tham nhũng, tăng hơn 2 lần về số vụ án và hơn 3 lần về số bị can so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng; hoàn thành xét xử 23 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nổi bật là các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, trên diện rộng, vi phạm có tính hệ thống, có tổ chức, cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân. Đó là những vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án xảy ra tại Công ty AIC; các vụ án liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài sản nhà nước xảy ra tại Bình Thuận; vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm đăng kiểm;...). Đồng thời, đã khởi tố nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý hình sự 31 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó, có 2 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng; 4 Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; 5 Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng; 7 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 2 Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ và 9 sỹ quan cấp tướng của lực lượng vũ trang); điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt các bị can, bị cáo đang bỏ trốn trong các vụ án xảy ra tại Công ty AIC và một số địa phương, tạo bước đột phá trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào

Đánh giá về kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua tại Phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, phần đông các vụ việc đều được phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh nhưng có lý, có tình; và được xử lý kiên quyết đến mức “trốn chạy cũng không được”, thậm chí “trốn ra nước ngoài rồi vẫn cứ bắt về, hoặc xử vắng mặt, không thể nào trốn chạy thoát được”. “Những kẻ nào chống đối phải bắt cho bằng được, vì đã là tội phạm rồi”, Tổng Bí thư lưu ý.

Quyết tâm chính trị và những kết quả nổi bật đạt được trong 6 tháng đầu năm nay và từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay tiếp tục khẳng định: Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt, và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã được chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, và "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; và không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn một số hạn chế. Một trong những hạn chế đó, như Người đứng đầu Đảng ta chỉ ra, là công tác phát hiện trong nội bộ “còn ít, còn khó”. Nguyên nhân là do “nể nang, tinh thần đấu tranh kém, vì các mối quan hệ họ hàng, anh em, làng xóm...”; và “một số vụ việc xử lý cũng chưa nghiêm”. Vì vậy, “sắp tới phải làm tiếp nữa, không chỉ ở các cấp, địa phương mà phải cả ở các ngành; bản thân các ngành cũng phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong ngành của mình” - Tổng Bí thư chỉ rõ.

Quan trọng hơn, theo Tổng Bí thư, từ kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và hạn chế, vướng mắc đã cho ra những bài học vô cùng quý báu. “Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải luôn luôn tổng kết, rút kinh nghiệm. Tinh thần là phải làm kịp thời hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, nhịp nhàng hơn nữa; phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang, không chịu bất kỳ sức ép nào cả”. Nhấn mạnh điều này, Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trước hết, bản thân những người làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “phải gương mẫu, giữ mình cho thật trong sạch”; hết sức tránh tình trạng “Chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người”

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập trung giám sát nhiều chuyên đề liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế...

Chính trị

Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
Chính trị

Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế

Chiều 30.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tiếp đoàn đại biểu quốc tế là người đã ủng hộ, có nhiều đóng góp cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đang trong chuyến thăm Việt Nam, dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Lãnh đạo chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Chính trị

Lãnh đạo chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhân dịp Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), cùng với đoàn đại biểu các đảng, các nước sang dự Lễ Kỷ niệm, nhiều lãnh đạo các chính đảng các nước đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng các cấp lãnh đạo của Việt Nam.

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước

Cách đây đúng tròn 50 năm, ngày 30.4.1975, cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào của dân tộc và nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn mãi mãi. Đóng góp vào thắng lợi vĩ đại đó có tuyến vận tải chiến lược huyền thoại: Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, một quyết định lịch sử mang tầm thời đại của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Củng cố và thúc đẩy quan hệ truyền thống Việt Nam - Algeria
Chính trị

Củng cố và thúc đẩy quan hệ truyền thống Việt Nam - Algeria

Ngày 30.4, tại Dinh Thống nhất, TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tiếp Đoàn Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc (FLN) Algeria do Ủy viên Bộ Chính trị FLN Bensalem Mohamed dẫn đầu nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắt chặt hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ Latinh
Chính trị

Thắt chặt hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ Latinh

Chiều 30.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã tiếp Phó Chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela cầm quyền (PSUV) Jesús Faria dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng PSUV và Chính phủ Venezuela tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình
Chính trị

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Ngày 30.4, các hãng truyền thông lớn trên thế giới, cùng nhiều trang tin điện tử của các nước như tờ Bưu điện Hoa Nam (South China Morning Post) của Trung Quốc, channelnewsasia.com của Singapore, abc.net.au của Australia đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm gia đình, tri ân cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm gia đình, tri ân cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ

Sáng nay, 30.4, tại TP. Hồ Chí Minh, ngay sau khi dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975- 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm gia đình, thắp hương, tưởng nhớ tri ân cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ.
Cùng đi có Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm đọc Diễn văn tại lễ kỷ niệm
Sự kiện nổi bật

Với bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh Việt Nam, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại, lập nên kỳ tích trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc

Lời Toà soạn: Sáng 30.4, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm đọc Diễn văn Lễ kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu Diễn văn:

Tổng Bí thư Tô Lâm: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, giàu mạnh và phát triển
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, giàu mạnh và phát triển

“Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong 2025 năm, Việt Nam có bao nhiêu năm hòa bình xây dựng đất nước? Chỉ có hơn 700 năm. Vì dân tộc Việt Nam phải đối mặt và trải qua hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong đại cuộc giữ nước.

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự kiện nổi bật

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng nay, 30.4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Tổng Bí thư Tô Lâm trình bày Diễn văn kỷ niệm.