Vụ phá rừng làm đường dây 110 kV ở Quảng Nam: Bắt một Tổng giám đốc công ty

Mặc dù chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng ông Hào vẫn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công triển khai thực hiện dự án tại các vị trí thuộc rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Tây Giang.

Chiều ngày 21.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Lê Quang Hào (SN 1976, trú tại Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội; Tạm trú: thôn Voong, Tr'hy, Tây Giang, Quảng Nam) về tội “Hủy hoại rừng” được quy định tại khoản 2, Điều 243 Bộ luật Hình sự.

Vụ phá rừng làm đường dây 110 kV ở Quảng Nam: Bắt một Tổng giám đốc công ty -0
Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can. Ảnh: CACC

Theo cơ quan điều tra, vào ngày 7/3, Công an huyện Tây Giang tiếp nhận vụ án “hủy hoại rừng” do Hạt Kiểm lâm huyện Tây Giang chuyển sang. Quá trình điều tra, xác định, trong quá trình thực hiện dự án “Đường dây 110kV đấu nối nhà máy thủy điện Tr’hy vào lưới điện quốc gia Đoạn 2 từ VT44-VT118" do Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển Năng lượng làm chủ đầu tư.

Ông Lê Quang Hào - Tổng Giám đốc Công ty này đã hợp đồng với các đơn vị thi công để triển khai thực hiện. Mặc dù chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng ông Hào vẫn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công triển khai thực hiện dự án tại các vị trí thuộc rừng tự nhiên trên địa bàn các xã Lăng, xã Atiêng, xã Dang huyện Tây Giang.

Vụ phá rừng làm đường dây 110 kV ở Quảng Nam: Bắt một Tổng giám đốc công ty -0
Hiện trường vụ phá rừng làm đường dây thủy điện 100 kV. Ảnh: TT

Hậu quả, gây thiệt hại tổng diện tích hơn 1,7ha rừng tự nhiên. Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, như Báo Đại biểu Nhân dân đã có đã có bài phản ánh, mặc dù chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nhưng chủ đầu tư dự án đường dây 110 kV (giai đoạn 2) thuỷ điện Tr’Hy đã tự ý thi công san ủi các móng trụ, mở đường và chặt hạ cây rừng tự nhiên, làm thiệt hại diện tích 2,2492 ha rừng tự nhiên, khối lượng gỗ thiệt hại còn tại hiện trường là 113,294 m3/395 cây.

Trong đó, huyện Tây Giang có diện tích rừng bị thiệt hại là hơn 2,2 ha (trong đó Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang quản lý 0,4791 ha, UBND xã quản lý 1,7466 ha; Huyện Đông Giang: 0,0235 ha thuộc UBND xã quản lý).

Sau khi xảy ra tình trạng phá rừng làm đường dây 110 kV, chủ đầu tư dự án thủy điện Tr’Hy xin chính quyền địa phương cho phép thực hiện trồng rừng khắc phục hậu quả.

Văn bản - Chỉ đạo

Bình Dương: Khẩn trương lập phương án xử lý tài sản công, trụ sở làm việc tránh lãng phí
Phòng chống tham nhũng

Bình Dương: Khẩn trương lập phương án xử lý tài sản công, trụ sở làm việc tránh lãng phí

UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương khẩn trương lập phương án xử lý đối với tài sản công, trụ sở làm việc không còn sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích để tránh lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước.

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn bản - Chỉ đạo

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi
Văn bản - Chỉ đạo

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Văn bản - Chỉ đạo

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.