TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

TP. Hồ Chí Minh: Phải tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực -0
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để cơ quan báo chí giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch số 2412/KH-UBND về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) năm 2024 trên địa bàn Thành phố.

UBND Thành phố yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị bám sát, triển khai có hiệu quả Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo PCTNTC Thành phố, nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTNTC và các văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; cụ thể hóa các nội dung, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi TNTC; thực hiện nghiêm quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác PCTNTC; xác định việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp PCTNTC là một trong các tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.

Bên cạnh đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ, kiểm soát xung đột lợi ích để ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định.

TP. Hồ Chí Minh: Phải tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực -0
Phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí tham gia tác nghiệp tại một sự kiện

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều nhiệm vụ cụ thể trong công tác PCTNTC, trong đó có việc tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách pháp luật, các giải pháp phòng ngừa TNTC trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cụ thể: thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của đơn vị, cơ quan, tổ chức; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; kiểm soát xung đột lợi ích.

Bên cạnh đó là việc kiểm soát tài sản, thu nhập, xác minh tài sản, thu nhập theo định hướng của Thanh tra Chính phủ tại Công văn số 2767/TTCP-C.IV ngày 14.11.2023, Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 31.1.2024 của UBND TP. Hồ Chí Minh; ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt: duy trì thực hiện 100% cơ quan, tổ chức đơn vị trên địa bàn Thành phố thực hiện chi trả cá nhân qua tài khoản và thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ lý…

Đối với công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiệm vụ: tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTNTC đeo đúng chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; tập trung vào một số nội dung nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh TNTC… tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị, quyết định sau thanh tra theo quy định pháp luật.

Cũng theo UBND TP. Hồ Chí Minh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác PCTNTC theo quy định của pháp luật. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí, phát thanh và truyền hình về công tác tuyên truyền PCTNTC tại địa phương…

UBND TP. Hồ Chí Minh giao Công an Thành phố kịp thời chỉ đạo xác minh, giải quyết nội dung tố giác, tin báo tội phạm TNTC, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm; Tòa án nhân dân Thành phố chỉ đạo tập trung giải quyết nhanh chóng các vụ tham nhũng, phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các tội phạm về kinh tế, tham nhũng, tiêu cực.

UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, định hướng, giải pháp của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PCTNTC. Theo dõi, phản ánh và giám sát quá trình xử lý các vụ việc TNTC đã được phát hiện.

Văn bản - Chỉ đạo

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi
Văn bản - Chỉ đạo

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Văn bản - Chỉ đạo

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 16.8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ngày 11.7 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đây là Quy định nhằm tiếp tục cụ thể hóa đường lối công tác cán bộ tại Đại hội XIII của Đảng. Đó là “thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm...”[1]. Quy định 114 - QĐ/TW thay thế cho Quy định 205 -QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ
Chính sách và cuộc sống

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với nhiều điểm mới, cụ thể hơn và chi tiết hơn so với Quy định 205-QĐ/TW ban hành tháng 9.2019 cũng về nội dung này.

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc
Địa phương

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc

Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã Quý II.2023, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là khắc phục triệt để tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc.

Bài cuối: Năm nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn mới
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Năm nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn mới

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Dù công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được những thành quả quan trọng, nhưng tuyệt nhiên không được thỏa mãn rồi sinh ra chủ quan, mà phải kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với kết quả lớn hơn nữa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra 5 nhiệm vụ lớn, trọng tâm, bao quát cho công cuộc này trong giai đoạn mới.

Bài 2: Nghiêm trị “tham nhũng vặt” và chữa bệnh “sợ trách nhiệm”
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Nghiêm trị “tham nhũng vặt” và chữa bệnh “sợ trách nhiệm”

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Đọc 8 bài của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết từ năm 1973 đến năm 1990 (ở độ tuổi 29 - 46) trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, có thể cho chúng ta nhiều cảm nhận. Trong đó, có tệ “tham nhũng vặt” và bệnh “sợ trách nhiệm” xuất hiện khá sớm và tồn tại dai dẳng đến bây giờ, nghĩa là các vấn đề còn nguyên tính thời sự.