Điều tra việc quản lý, chuyển quyền sử dụng 7 “khu đất vàng” ở Đà Nẵng

Trước đó, cơ quan Kiểm toán, Thanh tra đã chỉ ra một số dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý, sử dụng, chuyển nhượng 7 lô đất tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng.

Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản gửi các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra thành phố và Trung tâm lưu trữ lịch sử thành phố truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh về việc sao lục tài liệu, hồ sơ để phục vụ công tác điều tra liên quan đến việc quản lý, sử dụng, chuyển nhượng 7 lô đất tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng.

Công an đề nghị cung cấp tài liệu

Trước đó, ngày 7.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP.Đà Nẵng) đã có công văn hỏa tốc gửi Văn phòng UBND thành phố đề nghị phối hợp cung cấp tài liệu liên quan đến vụ việc này.

Điều tra việc quản lý, chuyển quyền sử dụng 7 “khu đất vàng” ở Đà Nẵng -0
Lô đất vàng tại số 16 Lý Thường Kiệt nay đã được chuyển đổi thành tòa nhà chung cư cao cấp

Theo đó, cơ quan công an đang thụ lý, giải quyết các kiến nghị khởi tố của Thanh tra thành phố chuyển sang về vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với các thửa đất gồm: thửa đất số 49 Lý Thường Kiệt, 751 Ngô Quyền, 16 Lý Thường Kiệt, 60 Hùng Vương, 52 Nguyễn Chí Thanh, 62 Tôn Đức Thắng, 294 Cách Mạng Tháng Tám tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng.

Để phục vụ công tác điều tra, Công an TP.Đà Nẵng đã lập danh mục tài liệu cần cung cấp và có các văn bản đề nghị Văn phòng UBND thành phối hợp kiểm tra, rà soát và cung cấp các tài liệu liên quan.

Theo Văn phòng UBND thành phố, Chủ tịch Đà Nẵng giao Sở Xây dựng sao lục các tài liệu về việc bổ nhiệm, phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc Sở Xây dựng của ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND thành phố;

Sở Tài nguyên và Môi trường sao lục các tài liệu về việc bổ nhiệm, phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 của ông Doãn Hảo – Trưởng Phòng Quản lý đất đai thuộc Sở này.

Giao Thanh tra thành phố sao lục các tài liệu về việc bổ nhiệm, phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 của ông Trần Công Ánh – Chánh Thanh tra thành phố. Các bản sao lục phải gửi về Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng (Phòng Hành chính – Tổ chức) cũng được giao thực hiện việc sao lục các tài liệu về việc bổ nhiệm, phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong giai đoạn 2008 – 2012 của các ông: Trần Văn Minh – Chủ tịch UBND thành phố; ông Văn Hữu Chiến –Phó Chủ tịch UBND thành phố; ông Võ Duy Khương – Phó Chủ tịch UBND thành phố; ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND thành phố, ông Phan Xuân Ít – Trưởng Phòng Quản lý đô thị Văn phòng UBND thành phố.

Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cũng đề nghị Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố phối hợp Văn phòng UBND thành phố sao lục toàn bộ các phiếu trình, đề xuất của Văn phòng UBND thành phố tham mưu cho lãnh đạo UBND thành phố ban hành các quyết định, ý kiến, văn bản chỉ đạo trong quản lý, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đối với các thửa đất sau: thửa đất số 49 Lý Thường Kiệt, 16 Lý Thường Kiệt, 751 Ngô Quyền, 60 Hùng Vương, 52 Nguyễn Chí Thanh, 62 Tôn Đức Thắng, 294 Cách Mạng Tháng Tám.

Kiểm toán từng chỉ ra nhiều sai phạm

Năm 2019, Kiểm toán Nhà nước Khu vực 3 đã có báo cáo kiểm toán “việc quản lý và sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2011-2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

Điều tra việc quản lý, chuyển quyền sử dụng 7 “khu đất vàng” ở Đà Nẵng -0
Lô đất trên đường Hùng Vương của Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng nay là cơ sở kinh doanh

Trong đó, đã chỉ rõ nhiều sai phạm của Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hoạt động đầu tư, khai thác, kinh doanh đất, góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất…

Kết quả kiểm toán cũng nêu rõ, Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng được cổ phần hóa năm 2005. Sau khi cổ phần hóa, UBND TP.Đà Nẵng cho chuyển từ thuê đất sản xuất kinh doanh sang giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với 8 thửa đất sang đất ở đô thị có thời hạn sử dụng lâu dài.

Các thửa đất này đang được sử dụng làm văn phòng làm việc và cơ sở sản xuất kinh doanh, không thuộc trường hợp được giao đất lâu dài, không đúng quy định về thời hạn giao đất. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thiếu căn cứ, không phù hợp với các phương pháp xác định giá đất theo quy định.

UBND TP. Đà Nẵng cho phép chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không thẩm tra, thẩm định nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp là không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đất đai 2003; Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng sau đó đã chuyển nhượng 7/8 thửa đất cho cá nhân và sử dụng thửa đất còn lại góp vốn kinh doanh để hình thành pháp nhân mới là Công ty Cổ phần Bất động sản Chiến Thắng Việt Nam. Việc chuyển nhượng và góp vốn kinh doanh đã mang lại cho công ty khoản chênh lệch, thu lợi hơn 13,6 tỉ đồng so với giá phê duyệt của UBND thành phố Đà Nẵng.

Điều tra việc quản lý, chuyển quyền sử dụng 7 “khu đất vàng” ở Đà Nẵng -0
Thửa đất trên đường Ngô Quyền

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.Đà Nẵng thanh tra làm rõ các sai phạm để xem xét trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan đối với việc giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích đất ở đô thị có thời hạn sử dụng lâu dài cho Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng (7/8 thửa đất chuyển nhượng lại cho tư nhân) không đúng quy định của Luật Đất đai 2003.

Triển khai kết luận, kiến nghị của Kiểm toán, Thanh tra TP.Đà Nẵng đã tiến hành thanh tra và chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra xem xét xử lý các dấu hiệu có hành vi tội phạm.

*Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng liên quan trong sự việc nêu trên để thông tin tới bạn đọc và cử tri cả nước.

Văn bản - Chỉ đạo

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn bản - Chỉ đạo

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi
Văn bản - Chỉ đạo

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Văn bản - Chỉ đạo

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 16.8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ngày 11.7 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đây là Quy định nhằm tiếp tục cụ thể hóa đường lối công tác cán bộ tại Đại hội XIII của Đảng. Đó là “thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm...”[1]. Quy định 114 - QĐ/TW thay thế cho Quy định 205 -QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ
Chính sách và cuộc sống

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với nhiều điểm mới, cụ thể hơn và chi tiết hơn so với Quy định 205-QĐ/TW ban hành tháng 9.2019 cũng về nội dung này.

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc
Địa phương

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc

Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã Quý II.2023, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là khắc phục triệt để tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc.

Bài cuối: Năm nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn mới
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Năm nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn mới

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Dù công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được những thành quả quan trọng, nhưng tuyệt nhiên không được thỏa mãn rồi sinh ra chủ quan, mà phải kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với kết quả lớn hơn nữa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra 5 nhiệm vụ lớn, trọng tâm, bao quát cho công cuộc này trong giai đoạn mới.

Bài 2: Nghiêm trị “tham nhũng vặt” và chữa bệnh “sợ trách nhiệm”
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Nghiêm trị “tham nhũng vặt” và chữa bệnh “sợ trách nhiệm”

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Đọc 8 bài của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết từ năm 1973 đến năm 1990 (ở độ tuổi 29 - 46) trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, có thể cho chúng ta nhiều cảm nhận. Trong đó, có tệ “tham nhũng vặt” và bệnh “sợ trách nhiệm” xuất hiện khá sớm và tồn tại dai dẳng đến bây giờ, nghĩa là các vấn đề còn nguyên tính thời sự.