Gắn trách nhiệm người đứng đầu với thực hiện cải cách điều kiện kinh doanh

Việc cập nhật các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đang có hiệu lực thi hành vào Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, đồng thời đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ (ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025), đến giữa tháng 12.2022, các bộ, cơ quan đã thống kê, cập nhật 17.819 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đang có hiệu lực thi hành vào Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh, gồm 4.398 thủ tục hành chính; 868 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; 2.771 yêu cầu, điều kiện; 856 chế độ báo cáo; 87 thủ tục kiểm tra chuyên ngành với 8.848 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và 78 quy định cấm. Trong số này, 15.298 quy định đã duyệt công khai, còn 2.521 quy định chưa công khai.

Nằm trong số các bộ có tới cả nghìn quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng đầu danh sách với 5.942 quy định được cập nhật và đã duyệt công khai 5.772 quy định. Trong đó, Bộ đã duyệt công khai toàn bộ 165 thủ tục hành chính; 182 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; 290 yêu cầu, điều kiện; 17 chế độ báo cáo; 21 quy định cấm. Với thủ tục kiểm tra chuyên ngành, Bộ đã công khai 22 thủ tục với 5.097 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, còn 1 thủ tục với 170 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành chưa duyệt công khai. 

Tiếp đến là Bộ Giao thông Vận tải với 2.890 quy định, đã duyệt công khai 1.511 quy định gồm 413 thủ tục hành chính; 142 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; 208 yêu cầu, điều kiện; 35 chế độ báo cáo; 27 thủ tục kiểm tra chuyên ngành với 713 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Số chưa duyệt công khai chủ yếu rơi vào thủ tục kiểm tra chuyên ngành gồm 2 thủ tục với 1.348 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành.

Bộ Công thương công khai 1.439/1.452 quy định được cập nhật (445 thủ tục hành chính; 48 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; 206 yêu cầu, điều kiện; 179 chế độ báo cáo; 6 thủ tục kiểm tra chuyên ngành với 561 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành). Trong khi đó, Bộ Tài chính là 1.114/1.421 quy định và Bộ Y tế là 1.316/1317 quy định.

Bên cạnh việc cập nhật các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đang có hiệu lực thi hành, các bộ, cơ quan đã cập nhật, công khai 475 quy định dự kiến ban hành trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và 744 phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, nhiều nhất là Bộ Giao thông Vận tải với 163 quy định; Bộ Thông tin và Truyền thông có 148 quy định và 208 phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 170 phương án; Bộ Y tế 175 phương án; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 51 quy định và 33 phương án cắt giảm, đơn giản hóa…

Kinh tế

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.