Thuật ngữ BRIC được nhà kinh tế Jim O'Neill của Goldman Sachs đặt ra vào năm 2001 để mô tả sự trỗi dậy của 4 quốc gia gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Các cường quốc BRIC đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào năm 2009 tại Nga. Nam Phi tham gia vào năm 2010 và nhóm đổi tên thành BRICS.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Meles Alem nói với các nhà báo, theo hãng thông tấn nhà nước ENA: “Chúng tôi hy vọng BRICS sẽ đưa ra phản hồi tích cực đối với yêu cầu mà chúng tôi đưa ra”.
Mặc dù là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của châu Phi và có dân số lớn thứ hai ở châu lục, nhưng nền kinh tế của nước này chỉ đứng thứ 59 trên thế giới theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế và có quy mô chưa bằng một nửa so với thành viên nhỏ nhất của BRICS là Nam Phi.
Năm ngoái, Argentina, nền kinh tế lớn thứ 23 thế giới, cho biết họ đã nhận được sự hỗ trợ chính thức của Trung Quốc để tham gia BRICS, hiện đang nổi lên là một thị trường mới nổi mạnh mẽ thay thế cho phương Tây. Ngoài Argentina, Iran, Indonesia, Ảrập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bày tỏ nguyện vọng gia nhập nhóm.
Hôm 6.7 Nam Phi cho biết, họ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo vào ngày 22-24.8 theo kế hoạch, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng Hội nghị có thể được chuyển đến một địa điểm để thuận lợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự.
Các nước BRICS chiếm hơn 40% dân số thế giới và khoảng 26% nền kinh tế toàn cầu.