Đưa di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn du khách

Chiều 27.12, Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khai mạc Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Sự kiện nhằm đưa di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi đến gần hơn với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế; đồng thời nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chương trình trưng bày năm nay giới thiệu những giá trị nổi bật của hai Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Đó là Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm.

0f58f9a382273f796636.jpg
Các nghệ nhân trình diễn hát Then

Then là một hình thức nghệ thuật dân gian, là biểu hiện của tín ngưỡng truyền thống. Thực hành Then là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo, Then không chỉ nuôi dưỡng tinh thần, tình cảm mà còn thể hiện khát vọng vươn lên, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc của cộng đồng các dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong khi đó, gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày cũng như trong các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã phát triển lâu dài trong lịch sử, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Chăm.

Nghệ nhân Chăm giới thiệu cách làm gốm
Nghệ nhân Chăm giới thiệu cách làm gốm

Chương trình diễn ra đến ngày 29.12. Bên cạnh các hoạt động trưng bày, Trung tâm Thông tin du lịch cũng mời nghệ nhân từ các địa phương đến giao lưu, trình diễn về hai di sản này, tạo cơ hội cho du khách và cộng đồng hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa đặc sắc.

Ngoài ra, chương trình còn tổ chức tọa đàm, giao lưu giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cộng đồng sở hữu di sản và du khách gắn với mục tiêu quảng bá, phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

317931366fb2d2ec8ba3.jpg
Các nghệ nhân giao lưu với khán giả, khách tham quan

Theo ông Hoàng Quốc Hòa, Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch, “thông qua tổ chức chương trình này kỳ vọng sẽ làm cho giá trị của di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội, khai thác giá trị nổi bật của các di sản văn hóa phi vật thể thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch".

Đây cũng là dịp mở rộng giao lưu văn hóa giữa các địa phương có di sản văn hóa phi vật thể, đẩy mạnh quảng bá, truyền thông các di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Đồng thời, góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc; triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030".

Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.