Dấu ấn vai trò của tổ chức công đoàn với đoàn viên, người lao động

Ấm lòng mô hình “Con nuôi Công đoàn”

Thực hiện tốt Chương trình “Đẩy mạnh chăm lo phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) giai đoạn 2023 - 2028” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp công đoàn đã sáng tạo nhiều mô hình chăm lo thiết thực, hiệu quả. Trong đó, mô hình “Con nuôi Công đoàn” đã giúp nhiều con ĐV, NLĐ khó khăn có điều kiện vật chất, tinh thần để học tập, rèn luyện, nỗ lực vươn lên, thể hiện tinh thần chia sẻ khó khăn, luôn đặc biệt hướng về cơ sở của các cấp công đoàn.

Triển khai đến tất cả các cấp công đoàn

Nhiều năm qua, các cấp công đoàn trên toàn quốc luôn đẩy mạnh nhiều mô hình hay, sáng tạo trong chăm lo cho ĐV, NLĐ tiếp tục mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn, lan tỏa mạnh mẽ đến cơ sở. Trong đó, mô hình “Con nuôi Công đoàn” được Công đoàn Công an nhân dân triển khai rộng rãi toàn quốc. Chương trình nhằm tuyên truyền, nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐV, NLĐ. Từ đó, khích lệ ĐV công đoàn gắn bó với tổ chức, tích cực trong hoạt động chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đối tượng con nuôi của công đoàn là con ĐV có hoàn cảnh khó khăn, độ tuổi dưới 18 tuổi, con cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, người có công, trẻ mồ côi… hoặc các cháu có hoàn cảnh khó khăn khác có độ tuổi dưới 18 tuổi. Chương trình được triển khai theo hình thức nhận hỗ trợ một phần kinh phí và vật chất (quần áo, sách vở, phương tiện phục vụ học tập, mô hình sinh kế cho gia đình) để chăm nuôi, chăm sóc sức khỏe, trả học phí cho các con trong thời gian ít nhất 5 năm kể từ ngày thực hiện chương trình.

Ấm lòng mô hình “Con nuôi Công đoàn” -0
Công đoàn Công an huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) trao Bản cam kết thực hiện mô hình “Con nuôi Công đoàn”. Ảnh: Minh Hà

Với chương trình an sinh, phúc lợi ĐV “Con nuôi Công đoàn” giai đoạn 2023 -2028, trong năm 2024, mỗi công đoàn cơ sở nhận thực hiện ít nhất 1 mô hình “Con nuôi Công đoàn”. Tính đến tháng 6.2024, 14/24 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã triển khai mô hình, các cấp công đoàn đã hỗ trợ 112 cháu với số tiền 250 triệu đồng. Đồng thời, chương trình đã được triển khai đến 100% các cấp công đoàn. Các cấp công đoàn đã phát huy tinh thần tương thân tương ái như: trợ cấp mỗi cháu từ 200 đến 500 nghìn đồng/tháng, hỗ trợ các cháu kinh phí khám chữa bệnh, tặng quà, động viên các cháu có thành tích cao trong học tập…

Lan tỏa tinh thần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn

Với mô hình “Con nuôi Công đoàn”, các cháu mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không chỉ được hỗ trợ, đỡ đầu nuôi dưỡng về thể chất mà còn cả về tinh thần, được học tập, rèn luyện để hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Đơn cử như, Công đoàn Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) đã nhận 3 cháu làm "Con nuôi Công đoàn" trong thời gian 5 năm kể từ tháng 1.2024.

Trong đó, có cháu Võ Thị Thanh Tuyền (sinh năm 2009, học sinh Trường Trung học Cơ sở Âu Lạc, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) là con thứ 2 trong số 3 người con của Thiếu tá Võ Thanh Liêm - nguyên cán bộ Phòng 4/C04 thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, tháng 12.2023, Thiếu tá Võ Thanh Liêm đã mất do bệnh tật. Khoản kinh phí hỗ trợ cho cháu Tuyền bằng tiền mặt là 300.000 đồng/tháng, tổng kinh phí thực hiện trong 5 năm là 18 triệu đồng. Việc trợ cấp được thực hiện mỗi năm 1 lần, trao cho đại diện gia đình trong quý I của năm. Thiếu tá Nguyễn Đăng Khoa chia sẻ: Bố cháu Tuyền là trinh sát, cán bộ của Cục C04, tham gia nhiều chuyên án đấu tranh chống tội phạm về ma túy, tuy nhiên không may mắc bạo bệnh, đột ngột ra đi. Việc nhận "Con nuôi Công đoàn" không chỉ giúp các cháu có thêm điều kiện học tập, rèn luyện mà còn góp phần lan tỏa tinh thần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với các gia đình cán bộ, ĐV Công đoàn Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

Hay tại tỉnh Bình Thuận, Công đoàn Công an huyện Tánh Linh đã triển khai mô hình “Con nuôi Công đoàn” giai đoạn 2024 - 2028, nhận đỡ đầu cháu Nguyễn Hoàng Phúc là con của Trung úy Nguyễn Hoàng Sang - ĐV, cán bộ Công an xã Măng Tố, nhằm đẩy mạnh chăm lo phúc lợi, lợi ích cho ĐV, NLĐ. Mô hình được thực hiện 5 năm từ năm 2024 - 2028 với hình thức hỗ trợ tiền mặt 3.600.000 đồng/năm cho cháu Phúc.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.