Dấu ấn vai trò của tổ chức công đoàn với đoàn viên, người lao động

Ấm lòng mô hình “Con nuôi Công đoàn”

Thực hiện tốt Chương trình “Đẩy mạnh chăm lo phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) giai đoạn 2023 - 2028” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp công đoàn đã sáng tạo nhiều mô hình chăm lo thiết thực, hiệu quả. Trong đó, mô hình “Con nuôi Công đoàn” đã giúp nhiều con ĐV, NLĐ khó khăn có điều kiện vật chất, tinh thần để học tập, rèn luyện, nỗ lực vươn lên, thể hiện tinh thần chia sẻ khó khăn, luôn đặc biệt hướng về cơ sở của các cấp công đoàn.

Triển khai đến tất cả các cấp công đoàn

Nhiều năm qua, các cấp công đoàn trên toàn quốc luôn đẩy mạnh nhiều mô hình hay, sáng tạo trong chăm lo cho ĐV, NLĐ tiếp tục mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn, lan tỏa mạnh mẽ đến cơ sở. Trong đó, mô hình “Con nuôi Công đoàn” được Công đoàn Công an nhân dân triển khai rộng rãi toàn quốc. Chương trình nhằm tuyên truyền, nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐV, NLĐ. Từ đó, khích lệ ĐV công đoàn gắn bó với tổ chức, tích cực trong hoạt động chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đối tượng con nuôi của công đoàn là con ĐV có hoàn cảnh khó khăn, độ tuổi dưới 18 tuổi, con cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, người có công, trẻ mồ côi… hoặc các cháu có hoàn cảnh khó khăn khác có độ tuổi dưới 18 tuổi. Chương trình được triển khai theo hình thức nhận hỗ trợ một phần kinh phí và vật chất (quần áo, sách vở, phương tiện phục vụ học tập, mô hình sinh kế cho gia đình) để chăm nuôi, chăm sóc sức khỏe, trả học phí cho các con trong thời gian ít nhất 5 năm kể từ ngày thực hiện chương trình.

Ấm lòng mô hình “Con nuôi Công đoàn” -0
Công đoàn Công an huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) trao Bản cam kết thực hiện mô hình “Con nuôi Công đoàn”. Ảnh: Minh Hà

Với chương trình an sinh, phúc lợi ĐV “Con nuôi Công đoàn” giai đoạn 2023 -2028, trong năm 2024, mỗi công đoàn cơ sở nhận thực hiện ít nhất 1 mô hình “Con nuôi Công đoàn”. Tính đến tháng 6.2024, 14/24 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã triển khai mô hình, các cấp công đoàn đã hỗ trợ 112 cháu với số tiền 250 triệu đồng. Đồng thời, chương trình đã được triển khai đến 100% các cấp công đoàn. Các cấp công đoàn đã phát huy tinh thần tương thân tương ái như: trợ cấp mỗi cháu từ 200 đến 500 nghìn đồng/tháng, hỗ trợ các cháu kinh phí khám chữa bệnh, tặng quà, động viên các cháu có thành tích cao trong học tập…

Lan tỏa tinh thần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn

Với mô hình “Con nuôi Công đoàn”, các cháu mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không chỉ được hỗ trợ, đỡ đầu nuôi dưỡng về thể chất mà còn cả về tinh thần, được học tập, rèn luyện để hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Đơn cử như, Công đoàn Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) đã nhận 3 cháu làm "Con nuôi Công đoàn" trong thời gian 5 năm kể từ tháng 1.2024.

Trong đó, có cháu Võ Thị Thanh Tuyền (sinh năm 2009, học sinh Trường Trung học Cơ sở Âu Lạc, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) là con thứ 2 trong số 3 người con của Thiếu tá Võ Thanh Liêm - nguyên cán bộ Phòng 4/C04 thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, tháng 12.2023, Thiếu tá Võ Thanh Liêm đã mất do bệnh tật. Khoản kinh phí hỗ trợ cho cháu Tuyền bằng tiền mặt là 300.000 đồng/tháng, tổng kinh phí thực hiện trong 5 năm là 18 triệu đồng. Việc trợ cấp được thực hiện mỗi năm 1 lần, trao cho đại diện gia đình trong quý I của năm. Thiếu tá Nguyễn Đăng Khoa chia sẻ: Bố cháu Tuyền là trinh sát, cán bộ của Cục C04, tham gia nhiều chuyên án đấu tranh chống tội phạm về ma túy, tuy nhiên không may mắc bạo bệnh, đột ngột ra đi. Việc nhận "Con nuôi Công đoàn" không chỉ giúp các cháu có thêm điều kiện học tập, rèn luyện mà còn góp phần lan tỏa tinh thần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với các gia đình cán bộ, ĐV Công đoàn Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

Hay tại tỉnh Bình Thuận, Công đoàn Công an huyện Tánh Linh đã triển khai mô hình “Con nuôi Công đoàn” giai đoạn 2024 - 2028, nhận đỡ đầu cháu Nguyễn Hoàng Phúc là con của Trung úy Nguyễn Hoàng Sang - ĐV, cán bộ Công an xã Măng Tố, nhằm đẩy mạnh chăm lo phúc lợi, lợi ích cho ĐV, NLĐ. Mô hình được thực hiện 5 năm từ năm 2024 - 2028 với hình thức hỗ trợ tiền mặt 3.600.000 đồng/năm cho cháu Phúc.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.