Đoàn ĐBQH Quảng Trị chủ động, tích cực trong họp trực tuyến

Sau hai ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ Hai Quốc hội khóa XV, theo ghi nhận ban đầu, với tinh thần trách nhiệm cao, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nhằm giúp các ĐBQH tham gia các hoạt động của Quốc hội một cách tích cực, chủ động, hiệu quả. Tất cả được xác định hướng đến một kỳ họp đổi mới, chất lượng, lan tỏa đến mọi cử tri và đồng bào cả nước…

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị chào cờ trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ Hai tại điểm cầu địa phương
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị chào cờ trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ Hai tại điểm cầu địa phương

Đến nghị trường với nguyện vọng cử tri

Do tình hình dịch bệnh phức tạp, cộng thêm hai cơn bão liên tiếp số 7 và số 8 tác động trực tiếp vào địa phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị buộc phải dừng tổ chức các cuộc tiếp xúc với cử tri. Việc tiếp thu ý kiến cử tri được linh hoạt thông qua hệ thống chính trị và cơ quant ham mưu, giúp việc đã phân loại, truyền tải đầy đủ đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội theo thẩm quyền. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương mà cử tri quan tâm kiến nghị, đề xuất cũng được tổng hợp và gửi các cơ quan có thẩm quyền của địa phương xem xét, giải quyết.

Để tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng pháp luật tại kỳ họp, Đoàn đã tổ chức lấy ý kiến góp ý vào những dự án Luật được Quốc hội xem xét, thông qua và những dự án Luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Sau hai ngày họp đầu tiên, các ĐBQH tỉnh Quảng Trị đều hoàn thành trọn vẹn nội dung theo chương trình. Theo ĐBQH Hà Sỹ Đồng, người đã tham gia 3 nhiệm kỳ, đây là một kỳ họp mà Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và từng ĐBQH đều ý thức rằng phải rất linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo trách nhiệm người đại biểu dân cử, tập trung trí tuệ, đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển kinh tế xã hội, khôi phục sau đại dịch Covid-19.

Với thời lượng 11 ngày ở điểm cầu các địa phương và 5,5 ngày họp tập trung, vừa hoàn thiện xây dựng pháp luật, vừa tham gia thảo luận thật sâu hơn về ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 để đưa ra những kịch bản, kế hoạch quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. “Trong năm 2021, Quốc hội, rồi UBTVQH ban hành hàng loạt quyết sách mang tính chất cấp bách để trao nhiều quyền hơn giúp Chính phủ chủ động, linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, những nghị quyết trên pháp luật chưa qui định, bởi vậy, trong thời gian đến cần rà soát lại hệ thống pháp luật để Quốc hội có thêm quyền năng quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước,” ĐBQH Hà Sỹ Đồng nhận định.

Bên cạnh đó, còn là xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cho nhiệm vụ giám sát của ĐBQH, đòi hỏi đại biểu phải tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, đóng góp trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nhằm góp phần thành công chung của kỳ họp.

Tổ chức chu đáo, an toàn và thông suốt

Theo các ĐBQH trong kỳ họp này, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan giúp việc đã nắm bắt kịp thời điều kiện dịch Covid-19 để linh động tổ chức. Các phiên thảo luận thông suốt, tài liệu được cập nhật liên tục và đặc biệt cơ sở hạ tầng cũng như điều kiện y tế, phòng chống dịch bệnh khá chu đáo. Với tư cách là đối tượng trực tiếp tham gia hình thức họp trực tuyến, ĐBQH Hà Sỹ Đồng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Văn phòng Quốc hội cũng như các cơ quan tham mưu, giúp việc. "Quan trọng nhất là tài liệu được gửi đển ĐBQH từ sớm và chúng tôi có thêm thời gian để nghiên cứu, tổng hợp trước đưa ra những đóng góp cuối cùng vào từng đầu mục công việc của người đại biểu dân cử," ĐBQH Hà Sỹ Đồng chia sẻ.

Trong những ngày tiếp theo, Đoàn ĐBQH Quảng Trị mong muốn các bộ phận giúp việc của Quốc hội tiếp tục tổng hợp đầy đủ ý kiến, kiến nghị, mong mỏi của cử tri cả nước. Các phiên thảo luận tại tổ, tại hội trường, đại biểu mong muốn được cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ làm sao để Quốc hội có được bức tranh toàn cảnh về những vấn đề còn tồn tại trong hơi thở cuộc sống trong cả nước.

Về cơ sở vật chất, trên cơ sở góp ý của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia và các vị ĐBQH, văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Trị đã tổng hợp các ý kiến góp ý để gửi cơ quan soạn thảo theo quy định và tập hợp thành tư liệu phục vụ đại biểu thảo luận tại kỳ họp Quốc hội. Đến thời điểm hiện tại, công tác phục vụ, hậu cần, an ninh trật tự và phòng chống dịch Covid - 19 trong thời gian diễn ra kỳ họp trực tuyến tại địa phương đều được văn phòng phối hợp với các cơ quan chức năng như: Công an tỉnh Quảng Trị, VNPT Quảng Trị, Điện lực Quảng Trị, ngành y tế và các cơ quan truyền thông trung ương, địa phương… duy trì, triển khai theo kế hoạch. Tinh thần là sự chuẩn bị phải kỹ lưỡng, chu đáo, sẵn sàng trong mọi kịch bản.

Thông tin thêm bên lề kỳ họp, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Trần Ngọc Ký cho biết: các đơn vị liên quan tiến hành chạy thử nghiệm đường truyền, tổng duyệt hệ thống kỹ thuật và cho các ĐBQH chạy thử App, thiết bị phục vụ kỳ họp. VNPT cũng đã chuẩn bị hệ thống đường truyền Internet (wifi) riêng để các đại biểu tiến hành biểu quyết qua App của Quốc hội trên thiết bị Ipad. Bởi vậy, thời lượng làm việc của Đoàn ĐBQH tỉnh khá khớp với chương trình của kỳ họp.

Công tác bảo đảm an toàn cho các đại biểu, nhất là phòng, chống dịch Covid-19 được đặc biệt quan tâm. Văn phòng đã chuẩn bị 3 phòng gồm: phòng họp của các đại biểu, phòng báo chí truyền thông và phòng giải lao cho đại biểu nhằm hạn chế tiếp xúc trong quá trình diễn ra kỳ họp trực tuyến. Văn phòng cũng đã đề nghị Sở Y tế thực hiện test nhanh cho các đại biểu theo quy định; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe của đại biểu; cử bác sĩ thường trực tại nơi diễn ra kỳ họp trực tuyến và thành lập tổ cấp cứu thường trực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẵn sàng ứng phó, xử lý mọi tình huống phát sinh.

Hướng về kỳ họp, đông đảo cử tri trong tỉnh đặt nhiều kỳ vọng các vị đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, đề ra nhiều chính sách quan trọng trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế, tạo động lực để đất nước và nhân dân vượt qua khó khăn, để tiếp tục tiến bước. Theo Phó Chánh Văn phòng Trần Ngọc Ký, đến thời điểm này, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị có thể tự tin đã chuẩn bị chu đáo các nội dung, điều kiện sẵn sàng tham gia Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV theo đúng tinh thần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn.

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.