Điều luật của Nhật Bản buộc vợ chồng cùng họ: Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự thay đổi

Ngày 8.3, sáu cặp đôi đã kiện Chính phủ Nhật Bản vì quy định buộc hai người kết hôn phải có cùng họ, đánh dấu thách thức pháp lý mới nhất đối với phong tục đã tồn tại hàng thế kỷ này. Vụ kiện được đưa ra đúng vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 để nhấn mạnh thực tế là điều luật cổ xưa này đưa đến những tác động không cân xứng đối với phụ nữ do những rắc rối nghiêm trọng mà nó gây ra.

Điều luật của Nhật Bản buộc vợ chồng cùng họ: Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự thay đổi -0
Nguồn: ITN

Trong vụ kiện ngày 8.3, mười nguyên đơn - bao gồm cả các cặp đã đăng ký kết hôn và các cặp sống chung như vợ chồng - đệ đơn kiện lên Tòa án quận Tokyo, và một cặp vợ chồng kiện ở Sapporo. Nếu Tòa án Tối cao Nhật Bản quyết định rằng điều luật này vi Hiến, nó sẽ tiếp tục được xem xét tại Quốc hội.

Điều luật cổ xưa – sản phẩm của chế độ phụ hệ

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải cùng họ. Điều 750 của Bộ luật Dân sự Nhật Bản buộc một trong hai người sau khi kết hôn phải đổi họ. Về lý thuyết, người chồng có thể lấy theo họ của vợ mình, nhưng trên thực tế, chỉ có 4% nam giới đổi sang họ của vợ. Suy nghĩ chiếm tỷ lệ áp đảo là phụ nữ phải từ bỏ họ khai sinh của mình để đổi sang họ chồng. Việc mang họ khác nhau chỉ được cho phép trong trường hợp kết hôn với người khác quốc tịch.

Điều luật cổ xưa này trong Bộ luật Dân sự được thông qua lần đầu tiên vào cuối những năm 1898, thời Minh Trị (1868-1912), khi Nhật Bản chính thức hóa hệ thống gia đình phụ hệ. Với số lượng phụ nữ quan tâm tới sự nghiệp ngày càng tăng, người tiếp tục sử dụng tên riêng tại nơi làm việc sẽ gặp rắc rối trong cuộc sống hàng ngày do sự khác biệt giữa tên pháp lý và tên trong công việc.

Bị “khai tử về mặt xã hội”

Đối với những phụ nữ Nhật Bản, cơn ác mộng hành chính sẽ hỏi thăm ngay sau khi cô kết hôn. Một nữ nhân viên văn phòng đến từ Tokyo cho biết đã phải thực hiện hàng chục giấy tờ hành chính để đổi tên trên hộ chiếu và các tài liệu khác, cũng như cập nhật tên tài khoản mạng xã hội của mình. "Việc đó rất tốn thời gian và bất tiện. Nhưng điều rắc rối lớn nhất là họ của tôi trên hộ khẩu cũng bị đổi sang của chồng. Điều đó có nghĩa tôi phải đi giải thích với nhà tuyển dụng khi muốn được gọi bằng họ tên thời con gái ở nơi làm việc", cô Akiko Saikawa cho biết.

Cô Ida Naho, giám đốc một tổ chức thúc đẩy phương án vợ chồng mang họ khác nhau, cho biết: "Một số người sẵn sàng đổi họ vì cho rằng điều đó đánh dấu cuộc đời sang trang mới. Nhưng cũng có nhiều người nghĩ điều này bất bình đẳng. Tôi cảm thấy việc đổi họ giống như khai tử về mặt xã hội vậy".

Điều luật của Nhật Bản buộc vợ chồng cùng họ: Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự thay đổi -0
Tổ chức của cô Naho vận động các nghị sĩ sửa đổi luật. Ảnh: NHK

Cô Naho đấu tranh phản đối luật lâu đời này sau khi phải trải qua quy trình đổi họ phức tạp và đau đầu trong 2 cuộc hôn nhân. Cô bắt đầu vận động các nghị sĩ từ năm 2018. Cô giải thích: "Để đổi họ, tôi phải tiến hành hơn 100 thủ tục hành chính tại nhiều cơ sở khác nhau, trong đó có tài khoản ngân hàng, hộ chiếu và thẻ tín dụng. Tôi thấy mình mất hết lòng tự trọng và bản sắc cá nhân. Tôi nghĩ thật bất công là chúng tôi phải chọn một họ cho một gia đình. Việc giữ hay bỏ họ khai sinh là quyền cá nhân".

Cô Naho cho biết chế độ hiện nay gây bất lợi và bất tiện cho nhiều phụ nữ. Cô cũng nói rằng chế độ này có thể dẫn tới vi phạm quyền riêng tư, bởi việc đổi họ phản ánh các vấn đề cá nhân như ly hôn hoặc tái hôn.

Sự nghiệp bị hủy hoại vì đổi họ

Liên đoàn Kinh doanh Nhật Bản (Keidanren) - nhóm vận động hành lang doanh nghiệp hùng mạnh của Nhật Bản - đã thu thập ý kiến của những nhân sự nữ từng gặp rắc rối trong vấn đề giấy tờ sau khi kết hôn.

Một phụ nữ cho biết việc đổi họ khiến sự nghiệp của cô bị hủy hoại vì "những bài báo học thuật viết dưới tên thời chưa kết hôn không được công nhận". Một người khác cho biết tên mà cô thường dùng không được công ty chấp nhận lúc ký hợp đồng.

Masahiko Uotani, giám đốc điều hành hãng mỹ phẩm Shiseido, cho hay từng có nữ giám đốc điều hành bị khách sạn từ chối phục vụ hay không được vào phòng họp trong các chuyến công tác nước ngoài vì danh tính trên giấy tờ tùy thân và chức danh công tác không khớp.

"Hệ thống hiện nay đang trở thành rào cản phát triển nghề nghiệp đối với những người làm việc ở nước ngoài", Uotani nói trong hội nghị của Keidanren.

Thiếu tiến bộ về bình đẳng giới

Bên cạnh sự bất tiện và phiền hà, các nhà hoạt động cho rằng việc nhất quyết bắt vợ chồng phải dùng chung họ là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản thiếu tiến bộ về bình đẳng giới.

Machiko Osawa, giáo sư, chuyên gia về kinh tế lao động tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản, cho rằng sự điều này có căn nguyên từ "tư tưởng gia trưởng lỗi thời" khi "kiên quyết ủng hộ hiện trạng dù nó đã lạc hậu".

"Phụ nữ mới cưới mất thời gian để đổi tên trên tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hộ chiếu và giấy tờ hành chính. Đối với những người là chuyên gia, việc phải đổi họ là sự phủ nhận những thành tựu đã đạt được. Nó chỉ gây ra sự bối rối và khiến phụ nữ phải phục tùng đàn ông", bà Osawa nói.

Chỉ số ít muốn giữ nguyên hiện trạng

Điều luật của Nhật Bản buộc vợ chồng cùng họ: Tiến bộ xã hội đòi hỏi sự thay đổi -0
Khảo sát cho thấy đa số phụ nữ muốn thay đổi luật. Ảnh: NHK

Nhiều người ở Nhật Bản tin rằng đã đến lúc suy nghĩ lại. Một khảo sát trực tuyến do tổ chức vận động của cô Naho và Giáo sư Tanamura Masayuki của Đại học Waseda tiến hành năm 2020 cho thấy 70,6% trong số 7.000 người trả lời nói rằng họ không có vấn đề gì với việc các cặp đã kết hôn mang họ khác nhau. Chỉ 14,4% ủng hộ giữ nguyên hiện trạng.

Mặc dù đây thường được coi là vấn đề lớn đối với phụ nữ, ông Tanamura khẳng định nam giới cũng bị ảnh hưởng. Ông cho biết trong số những nam giới trả lời khảo sát, 2,4% người trong độ tuổi 20 đã từ bỏ ý định kết hôn vì họ không thể mang họ khác với bạn đời.

Áp lực thay đổi đến từ sự tiến bộ

Trong vài thập kỷ qua, Quốc hội Nhật Bản đã thảo luận về việc sửa đổi điều khoản này để cho các cặp đã kết hôn mang họ khác nhau. Nhưng mọi nỗ lực đều bị dập tắt ngay từ giai đoạn đầu của quy trình lập pháp.

Các chính trị gia bảo thủ, đặc biệt là trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, phản đối dữ dội, cho rằng việc vợ chồng mang họ khác nhau sẽ khiến tình cảm gia đình rạn nứt, dễ ly hôn hơn, và tác động xấu tới trẻ em.

Mặc dù Toà án Tối cao Nhật Bản từng nhiều lần giữ nguyên điều luật từ thế kỷ 19 này trong các lần đấu tranh pháp lý năm 2015, 2019 và mới nhất là 2021. Tuy nhiên những áp lực chưa từng có, từ cả xã hội và giới doanh nghiệp đang ngày càng được thúc đẩy. Ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi thay đổi do xã hội Nhật Bản ngày càng nhận thức được những khó khăn của phụ nữ trên đường sự nghiệp. Điều đó tiếp thêm niềm tin cho luật sư và các nguyên đơn trong vụ kiện hiện tại.

"Ngày càng có nhiều nhà quản lý nam giới ủng hộ cơ chế cho phép các cặp vợ chồng có thể lựa chọn", Makiko Terahara, luật sư dẫn đầu vụ kiện, người từng tham gia 2 vụ kiện tương tự trước đây, cho biết. "Lần 3 sẽ là lần may mắn".

Keidanren - nổi tiếng với lập trường bảo thủ - cũng đã bày tỏ thái độ ủng hộ thay đổi vào tháng trước. "Cá nhân tôi nghĩ chúng ta nên giới thiệu một hệ thống họ riêng", Chủ tịch Keidanren, ông Masakazu Tokura, phát biểu tại cuộc họp báo hồi tháng 2. Keidanren dự định gửi tờ trình về vấn đề này lên chính phủ sớm nhất là vào nửa đầu năm nay.

Theo khảo sát năm 2022 do Viện Quản lý Lao động tiến hành, gần 84% công ty Nhật cho phép phụ nữ giữ họ thời con gái ở nơi làm việc, nhưng họ cần bổ sung giấy tờ xác nhận nhân thân khi đi công tác ở nước ngoài, điều gây nhiều rắc rối và lúng túng. "Tôi muốn vấn đề này được đặt lên hàng đầu để hỗ trợ công việc của phụ nữ", Masakazu Tokura, người đứng đầu Keidanren, nói.

Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.