Điều đáng tiếc khi giáo viên vẫn thực hiện cơ học khi ra đề kiểm tra môn tích hợp

Trong 2 năm triển khai chương trình các môn tích hợp, thực trạng ở rất nhiều trường khi ra đề kiểm tra là “cô dạy Sinh thì ra phần Sinh, cô dạy Hoá thì ra phần Hoá, cô dạy Lý thì ra phần Lý”- một phép cộng rất cơ học để đánh giá học sinh. Đó là điều đáng tiếc và không phù hợp với ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. 

Đổi mới phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng với việc dạy và học tích hợp hiệu quả.

Trong Chương trình GDPT 2018, phương thức thi, kiểm tra đánh giá chất lượng đã được chuyển dần từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực, phẩm chất của người học; đo lường được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục; bảo đảm độ tin cậy, công bằng, khách quan.

Vấn đề giải pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá chất lượng thế nào để triển khai việc dạy và học tích hợp hiệu quả hơn đã được nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến.

“Đề kiểm tra môn tích hợp mà cô dạy Sinh ra phần Sinh, cô dạy Hoá ra phần Hoá thì rất đáng tiếc!” -0
Giáo viên THCS đang phải vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện dạy học các môn tích hợp (Ảnh: Báo Chính phủ)

Cần thay đổi cả việc đánh giá người học -  giáo viên - trường học

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Trưởng Ban nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, chúng ta hay mơ ước về những thành công ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Chúng ta hay đặt câu hỏi: Tại sao họ năng động, có kiến thức, kỹ năng và thích nghi rất nhanh? Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu về phát triển quốc gia, trong đó chất lượng nguồn nhân lực mang tính chất quyết định. 

“Chúng ta thấy những người thành đạt là người được học thông qua thực hành, được giáo dục một cách đúng nghĩa theo tích hợp. Như vậy, thế hệ các con của chúng ta sẽ không thể nào hướng đến tương lai như chúng ta mong muốn nếu vẫn dùng cách làm cũ”, PGS Thơ nói.

Phân tích rõ hơn, PGS Thơ chia sẻ, mô hình vận hành chuyên môn của các trường học đang cũ, không có sinh hoạt chuyên môn, không có cộng đồng liên môn với nhau sẽ rất khó để thực hiện được môn tích hợp. Vì vậy, trong 2 năm qua, thực trạng ở rất nhiều trường khi ra một đề kiểm tra là “cô dạy Sinh thì ra phần Sinh, cô dạy Hoá thì ra phần Hoá, cô dạy Lý thì ra phần Lý”- một phép cộng rất cơ học để đánh giá học sinh. Đó là điều đáng tiếc và không phù hợp với ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. 

PGS Thơ cho biết, khi đệ trình, phê duyệt Chương trình GDPT 2018, Bộ GD-ĐT đã cam kết sự đổi mới đồng bộ mục tiêu về phương pháp dạy học, nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá. Theo đó, việc kiểm tra đánh giá sẽ tập trung vào năng lực của học sinh, sử dụng nhiều phương thức, công cụ khác nhau, thay vì chỉ sử dụng công cụ đã quá phổ biến là bài kiểm tra. 

“Đề kiểm tra môn tích hợp mà cô dạy Sinh ra phần Sinh, cô dạy Hoá ra phần Hoá thì rất đáng tiếc!” -0
PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Trưởng Ban nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Ảnh: Quốc Việt)

Hiện tại, Bộ GD-ĐT đã có những hướng dẫn về vấn đề này tại Thông tư 27 hướng dẫn học sinh tiểu học, Thông tư 22 cho học sinh trung học và phương án thi sau năm 2025. Tất cả đã đề cập, hướng dẫn nhà trường, giáo viên tập trung sử dụng các công cụ đánh giá khác nhau, có xây dựng hồ sơ học tập, đánh giá sản phẩm học sinh làm được sau mỗi dự án học tập, chủ đề; có định hướng xây dựng công cụ đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ như thế nào. 

Tuy nhiên, PGS Thơ nhìn nhận trong thực tế, qua quá trình đồng hành cùng các nhà trường và theo dõi các kỳ thi tuyển sinh, rất ít địa phương dịch chuyển, sử dụng bộ công cụ đánh giá này. 

“Để tạo hệ sinh thái cho Chương trình GDPT 2018 đi được vào cuộc sống thì động lực về mục tiêu, phương pháp, nội dung, hạ tầng triển khai phải hoà cùng động lực từ hệ thống đánh giá. Chúng tôi đang kỳ vọng rằng, các nghiên cứu về đánh giá người học sẽ được tuân thủ và triển khai trong xây dựng phương án thi năm 2025”, PGS Thơ nói.

Bà cũng khuyến nghị các địa phương xây dựng các bài đánh giá chất lượng của học sinh để làm sao hồ sơ học tập của các em được hoàn thiện, thể hiện nhiều sản phẩm học tập của học sinh nhất thay vì chỉ có bài kiểm tra. Cần để các bài kiểm tra cũng tập trung vào đánh giá năng lực, chứ không hoàn toàn là đánh giá kiến thức. Ví dụ, đánh giá năng lực Khoa học tự nhiên, chứ không phải đánh giá kiến thức về Hoá học hay Sinh học, Vật lý.

Trưởng Ban nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, việc đánh giá giáo viên và đánh giá trường học cũng cần thay đổi, không chỉ riêng đánh giá người học. Hiện nay, hệ thống đánh giá chưa có nhiều thay đổi, mới nằm trong hướng dẫn đánh giá người học, còn các công cụ đánh giá định kỳ, có tính giai đoạn, định hướng như đánh giá tuyển sinh hay việc đánh giá giáo viên, đánh giá trường học chưa thay đổi. 

“Tôi rất mong hệ thống đánh giá này phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa thì mới là động lực “bánh lái ngược cho con tàu giáo dục Việt Nam”. Tâm lý, thói quen của người dạy và học ở Việt Nam là “thi gì thì học nấy, đánh giá gì sẽ làm theo kiểu đó”. Vậy nếu sử dụng động cơ của các trụ đánh giá thì có thể tác động tốt vào các “động cơ” kia của hệ thống giáo dục”, PGS Thơ nêu quan điểm.

Tuy nhiên, bà khẳng định điều này phải bắt đầu từ nhận thức về cơ hội; nếu các thầy cô, phụ huynh nhận thức được dạy học tích hợp là cơ hội để phát triển năng lực cho con mình.

Cơ hội này không thể nhìn thấy ngay, ví dụ hiện mới chỉ thấy sự hứng thú học của các em, nhưng sau này sẽ trở thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực chuyên môn mà các em có thể vận dụng trong định hướng nghề nghiệp. Lúc đó, chúng ta mới thấy dạy học tích hợp có ích lợi - giống như nhìn vào sự thành công của các quốc gia khác.

“Tất cả đều nằm ở tương lai, nhưng nếu chúng ta không làm ở hiện tại thì tương lai sẽ không bao giờ có”, bà nói.

Từng rất hoang mang khi không biết giao đề kiểm tra thế nào cho môn Khoa học tự nhiên

Chia sẻ về vấn đề trên, cô Nguyễn Kiều Anh, Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên, Trường Liên cấp TH & THCS Ngôi Sao Hà Nội cho biết, trước đây, cô cùng các đồng nghiệp từng rất hoang mang khi không biết giao đề kiểm tra như thế nào cho môn Khoa học tự nhiên lớp 6. 

“Đề kiểm tra môn tích hợp mà cô dạy Sinh ra phần Sinh, cô dạy Hoá ra phần Hoá thì rất đáng tiếc!” -0
Cô Nguyễn Kiều Anh, Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên, Trường Liên cấp TH & THCS Ngôi Sao Hà Nội (Ảnh: Quốc Việt)

Năm đầu tiên triển khai dạy học tích hợp, nhóm giáo viên cũng xây dựng đề kiểm tra theo cách: học kỳ này học về chủ đề của Hoá học, Sinh học thì trong bài kiểm tra cũng có 2 nội dung đó, đề bài sẽ chia hai phần A và B độc lập cho 2 môn. Tuy nhiên, như vậy, học sinh rất vất vả trong việc ôn tập để đi thi và gọi là thi môn Khoa học tự nhiên nhưng thực tế là thi 2 hai môn.

Tới năm học tiếp theo, cô Kiều Anh và các đồng nghiệp đã có sự thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá. 

“Chúng tôi thấy rằng bản thân học sinh học rất chật vật, giáo viên cũng rất vất vả, áp lực trong việc phải làm thế nào để con đạt được mục tiêu nhất định về chuẩn đầu ra. Do đó, năm lớp 7, ở bài giữa kỳ, thay vì kiểm tra giấy, chúng tôi có những dự án học tập cho học sinh thực hiện trong 2 tuần.

Ví dụ, chúng tôi có dự án “Điều kỳ diệu của ánh sáng”, trong đó học sinh sẽ được thực hành việc trồng cây ở nhà và quan sát xem hướng chiếu sáng, cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào, nếu không có ánh sáng thì cây có quang hợp được không.

Học sinh làm những chủ đề này dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ hiểu được cây quang hợp cần phải có ánh sáng, rồi sự quang hợp diễn ra như thế nào lại có liên quan tới kiến thức Hóa học ở trong đó,…”, cô Kiều Anh kể.

Từ sự đổi mới trên, cô Kiều Anh nhận ra học sinh rất hứng khởi khi các em được hoạt động nhóm với nhau, được trồng cây, báo cáo về sản phẩm. Điều này hấp dẫn với học sinh, bản thân giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn trong việc ra đề kiểm tra đánh giá và không bị áp lực.

“Tôi nghĩ sự thay đổi đầu tiên cần từ tư duy của giáo viên, từ cách chúng ta nhìn nhận vấn đề như thế nào”, cô nói.

Bên cạnh đó, trong vấn đề kiểm tra, đánh giá, nữ giáo viên bày tỏ sự băn khoăn, trăn trở về việc hiện tại cấp THCS đang có môn Khoa học tự nhiên là môn học tích hợp, có nội dung Lý, Hoá, Sinh, nhưng bài thi vào lớp 10 ở Hà Nội theo chủ trương hiện tại đang là 4 môn Văn, Toán, Tiếng Anh và một môn thứ tư. Vậy môn thứ tư này khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 thì việc thi cử, xét đánh giá học sinh vào lớp 10 sẽ thay đổi như thế nào?

“Chúng tôi mong muốn có hướng dẫn sớm, để giáo viên có định hướng trong chuẩn đầu ra và điều chỉnh phương pháp dạy học, giúp học sinh có thể đạt được yêu cầu môn học”, cô Kiều Anh kiến nghị.

Một băn khoăn nữa được nữ giáo viên đề cập là với chương trình thi chuyên, hiện thi theo các môn đơn lẻ, vậy với việc học tích hợp thì kỳ thi vào lớp 10 chuyên sẽ được tiến hành như thế nào?

Cô giáo Nguyễn Kiều Anh mong đơn vị có thẩm quyền có thông tin sớm, vì học sinh thi chuyên không thể đợi tới lớp 9 mới chuẩn bị ôn tập. Các em thường phải bắt đầu sớm hơn để có thể định hướng dần về mặt kiến thức, năng lực.

Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.