Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học

Với điểm trung bình học tập 3,85/4, Nguyễn Phi Phong (Diễn Châu, Nghệ An), sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin đã trở thành Thủ khoa tốt nghiệp loại Xuất sắc của Trường Đại học Thủy lợi - nằm trong top 1% sinh viên có điểm số cao nhất toàn khóa. Đặc biệt, Phong vào làm cho công ty công nghệ chuyên về AI từ năm thứ 3 đại học. 

Thành tích này càng đáng nể hơn khi Phi Phong là một trong hai sinh viên K63 đầu tiên tốt nghiệp đại học sớm một học kỳ so với tổng thời gian đào tạo 4 năm, nhận bằng Xuất sắc và là Thủ khoa trong số 1.156 tân cử nhân, kỹ sư K62 vừa được Trường Đại học Thủy lợi trao bằng tốt nghiệp sáng 10.4 vừa qua.

Tại Trường Đại học Thủy lợi, việc thí sinh tốt nghiệp sớm 1 học kỳ rất hiếm hoi, hơn nữa lại còn trở thành Thủ khoa của trường.

z6497473701263-08894cdcad1e615defe24a1feba39ee0.jpg
Nguyễn Phi Phong (Diễn Châu, Nghệ An) là Thủ khoa tốt nghiệp Xuất sắc của Trường Đại học Thủy Lợi. Ảnh: NVCC

Lập chiến lược cụ thể cho từng kỳ học, môn học

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Thủ khoa Trường Đại học Thủy lợi Nguyễn Phi Phong cho biết: "Em nhận thông báo trở thành thủ khoa chỉ vài ngày trước lễ tốt nghiệp. Em rất bất ngờ và vui mừng, đến lúc cầm bằng khen trên tay vẫn không tin nổi".

Bí quyết học tập của Phong là luôn xác định cụ thể mục tiêu và lập kế hoạch cho từng kỳ học, từng môn học. Em chăm chỉ đọc sách, tài liệu để tích lũy phương pháp học tốt, giúp bản thân cải thiện hơn mỗi ngày. Để duy trì thành tích nhận học bổng ở tất cả các kỳ, Phong lên chiến lược đặt kế hoạch chi tiết về đặc điểm, phương pháp học phù hợp với từng môn học.

"Một cách học em thường áp dụng là trên lớp tập trung nghe giảng, rồi về nhà sẽ ôn lại kiến thức đã học và xem qua bài mới, để hôm sau có thể hiểu và nhanh chóng nắm bắt kiến thức. Nếu có phần nào chưa hiểu, em thường đặt câu hỏi ngay với thầy cô trong tiết dạy để được giải đáp", Phong cho biết.

z6497473711359-c5e0e6c4a39ed6ded315084c76da32ff.jpg
Bí quyết học tốt của Phong là xác định cụ thể mục tiêu và lập kế hoạch cho từng kỳ học, môn học. Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, Phong cũng lập nhóm học cùng các bạn trong lớp để trao đổi và chia sẻ kiến thức. Phong đánh giá đây là phương pháp hiệu quả, bởi với cách học và tài liệu riêng của từng người sẽ giúp các thành viên bổ trợ, bồi đắp kiến thức.

Phi Phong thừa nhận, từng trải qua áp lực khi phải học nhiều môn và không kịp ôn tập. Để vượt qua thời gian đó, em chọn cách cân bằng và quản lý thời gian hợp lý. Nếu căng thẳng, Phong tạm gác việc học và tham gia vào các hoạt động khác, giúp tinh thần thư giãn.

"Khi tinh thần đã thoải mái hơn, em quay lại và tập trung cao độ vào học tập. Em cũng duy trì thói quen ngủ nghỉ điều độ để giữ sức khỏe tốt. Em tin rằng, khi làm việc gì, chỉ cần tập trung vào một thứ là có thể đạt được kết quả tốt nhất", Phong nói.

Có việc làm trước khi tốt nghiệp

Sinh ra trong một gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ đều làm nghề nông đã hun đúc cho Phi Phong ý chí "vượt khó, vượt nghèo". Với 25,4 điểm khối A00, Phi Phong đỗ vào ngành Kỹ thuật Phần mềm, khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Thủy lợi và bước vào hành trình theo đuổi đam mê.

Cậu học trò từng ngày ngày đạp xe hàng chục cây số đến trường, luôn là học sinh chăm chỉ và sống kỷ luật, sau bốn năm đã khiến cả trường “ngỡ ngàng” khi trở thành Thủ khoa đầu ra với GPA 3.85/4.0 – nằm trong top 1% sinh viên có điểm số cao nhất toàn khóa.

z6497473726661-7c4b06096eea65960ceb008cb79f3312.jpg
Phong trở thành nhân viên chính thức của một công ty phần mềm vào năm ba đại học. Ảnh: NVCC

Đến năm ba đại học, Phong thực tập tại một công ty công nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm phần mềm và website, rồi được nhận vào làm chính thức khi chưa tốt nghiệp. Tại đây, công việc chính của Phong làm về AI, nhận dạng ký tự quang học và nhận diện vật thể.

"Mức lương khởi điểm với em không phải là ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, em trân trọng các cơ hội việc làm giúp phát triển kỹ năng của bản thân. Trong tương lai, em dự định tiếp tục tập trung vào công việc và dành thời gian học thêm để nâng cao chuyên môn, sẵn sàng cho những bước tiến dài hơn", Thủ khoa Trường Đại học Thủy lợi tâm sự.

Trở thành nhân viên chính thức, Phong phải đối mặt với khó khăn lớn là cân bằng giữa học và làm. Giai đoạn gần tốt nghiệp, ban ngày em phải tập trung làm việc tại công ty và ban đêm dành thời gian để hoàn thành khóa luận.

"Đó là thời gian vô cùng thử thách, nhưng em không ép bản thân làm việc hay học tập. Em tìm lại cảm hứng bằng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, cộng đồng", Phong nhớ lại. Tuy lịch trình bận rộn, nhưng cậu học trò trẻ vẫn hoàn thành tốt đề án tốt nghiệp về công nghệ AI tạo sinh để xây dựng chatbot cho khoa Công nghệ thông tin.

PGS.TS Lê Văn Hưng, Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Thủy lợi đánh giá: "Phong là một sinh viên có năng lực chuyên môn tốt, nhiều năm liền được vinh danh là sinh viên xuất sắc. Đồ án của em có tính thực tiễn cao, có thể tích hợp vào website để tư vấn tuyển sinh, giải đáp câu hỏi cho sinh viên. Nhà trường và khoa đánh giá cao thành tích và năng lực của em".

z6497473707493-1729527bd78d5b9c19a92518c75ecc6b.jpg
Nguyễn Phi Phong: "Dù đã kết thúc chương trình học, nhưng với em, quá trình học hỏi và phát triển bản thân không bao giờ dừng lại"

Nói về dự định tương lai, Phi Phong cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục làm việc và tự học thêm kiến thức mới trong lĩnh vực CNTT, nâng cao chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để áp dụng vào môi trường công việc.

"Danh hiệu Thủ khoa không chỉ là niềm tự hào với em mà còn là bước đệm quan trọng cho chặng đường sự nghiệp sau này. Dù đã kết thúc chương trình học, nhưng em tin quá trình học hỏi và phát triển bản thân sẽ không bao giờ dừng lại", Nam sinh xứ Nghệ cho hay.

Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua
Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua

Tuần qua, giáo dục ghi nhận nhiều sự kiện đáng chú ý như hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 của học sinh Hà Nội dưới điểm trung bình, Bộ GD-ĐT đề xuất chi 91.000 tỷ đồng huy động trẻ từ 3-5 tuổi đến trường, chuyển giao cấp xã quản lý trường THCS, tiểu học và mầm non...

" Bình dân học vụ số" để làm chủ công nghệ, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh. Trong ảnh: Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng " Bình dân học vụ số"
Đời sống

Sẵn sàng vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số"

Tiếp nối tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945, "Bình dân học vụ số" vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát động không chỉ là một phong trào mang ý nghĩa xóa mù công nghệ đơn thuần, mà còn là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, mở ra cánh cửa tri thức số cho mọi tầng lớp Nhân dân.

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.