Tập huấn toàn quốc về dạy học môn tích hợp và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Ngày 10.12, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn về việc tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Ngày 10.12, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tập huấn về việc tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong việc dạy môn Khoa học tự nhiên (tích hợp môn Lý, Hóa, Sinh), Lịch sử và Địa lý.
Việc dạy tích hợp giúp học sinh hiểu rõ ngữ cảnh học tập, từ đó tăng sự tương tác cảm xúc trong việc học và với thế giới xung quanh. Các thầy cô từ vai trò đơn thuần là người cung cấp kiến thức đã trở thành người điều phối, hỗ trợ quá trình học tập cho học sinh.
Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu cho biết, trên thế giới có nhiều mô hình dạy tích hợp được đánh giá rất toàn diện. Nhìn vào cách thế giới triển khai các mô hình này, các thầy cô tại Việt Nam có thể rút ra bài học nhất định khi triển khai việc dạy học tích hợp.
Trong 2 năm triển khai chương trình các môn tích hợp, thực trạng ở rất nhiều trường khi ra đề kiểm tra là “cô dạy Sinh thì ra phần Sinh, cô dạy Hoá thì ra phần Hoá, cô dạy Lý thì ra phần Lý”- một phép cộng rất cơ học để đánh giá học sinh. Đó là điều đáng tiếc và không phù hợp với ý nghĩa của việc dạy học tích hợp.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Trưởng Ban nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, nội dung dạy học tích hợp hay môn học tích hợp sẽ không thể thể hiện được trong thực tế, nếu cách dạy của giáo viên không thay đổi và điều kiện dạy học không được đảm bảo.