Bộ GD-ĐT cảnh báo chương trình học bổng tiếng Anh giả mạo

Bộ GD-ĐT vừa cảnh báo người dân chú ý thông tin giả mạo, khẳng định không triển khai quỹ học bổng tiếng Anh, hỗ trợ lên tới 80% học phí cho các khóa học IELTS, giao tiếp, TOEIC như mạng xã hội đang lan truyền.

Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông báo liên quan đến các chương trình học bổng tiếng Anh được cho là "thông báo của Bộ GD-ĐT", do "Bộ GD-ĐT triển khai"...

Cụ thể, những bài viết này lan truyền thông tin Bộ GD-ĐT triển khai quỹ học bổng tiếng Anh, hỗ trợ lên tới 80% học phí cho các khóa học IELTS, giao tiếp, TOEIC... nhằm mục đích triển khai nhanh đề án quốc tế hóa giáo dục tại Việt Nam.

Các thông tin lan truyền trên mạng xã hội nhấn mạnh, chương trình do Bộ GD-ĐT kết hợp các quỹ tài trợ như Viện đào tạo Anh ngữ Đại học DePaul, Đại học Aberystwyth - Vương quốc Anh, Đại học Flinders - Úc..., cùng hàng loạt báo chí đồng hành.

Các bài viết yêu cầu người có nhu cầu học phải đăng nhập vào các đường link để điền thông tin xét duyệt học bổng.

490014265-1085404740299524-472546511313954153-n.jpg
490721808-1085404703632861-5950104331134404915-n.jpg
490223511-1085404766966188-7250750363842265880-n.jpg
Các bài viết thông báo giả mạo Bộ GD-ĐT lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Bộ GD-ĐT khẳng định các thông tin lan truyền trên là hoàn toàn giả mạo và cho biết bộ không triển khai, không phối hợp tổ chức các chương trình, hoạt động trên.

Bộ GD-ĐT cũng khuyến cáo bậc phụ huynh, học sinh, người dân lưu ý, cần tìm hiểu và tiếp nhận thông tin từ các kênh chính thống của Bộ như Cổng thông tin, Fanpage.

Trước đó, hồi tháng 1.2025, Bộ GD-ĐT cũng phát đi thông tin cảnh báo giả mạo con dấu và chữ ký lãnh đạo Bộ GD-ĐT để lừa đảo học bổng Đại học Bách khoa Hà Nội.

Văn bản giả mạo này cho biết Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xét duyệt 5 suất học bổng, trị giá 30.000 USD mỗi học bổng cho sinh viên. Ngoài các giấy tờ cá nhân, văn bản yêu cầu đối tượng là sinh viên muốn đăng ký học bổng phải có chứng nhận tài sản, đảm bảo tài chính, sao kê ngân hàng (theo mẫu).

Thời gian vừa qua, hàng loạt trường đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học FPT,... cũng liên tục phát thông tin cảnh báo sinh viên bảo vệ bản thân trước các hình thức lừa đảo rất tinh vi hiện nay trên mạng internet và nhiều hình thức khác, bao gồm sử dụng văn bản giả mạo các tổ chức, cá nhân, văn bản giả mạo nhà trường.

Hình thức lừa đảo thường xuất hiện dưới dạng thông báo sinh viên trúng tuyển học bổng, giả mạo thông tin họp mặt giao lưu sinh viên quốc tế,... Để tham gia các chương trình này, đối tượng lừa đảo yêu cầu sinh viên phải chứng minh khả năng tài chính, cụ thể cần có số tiền hàng trăm triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.

Các trường đại học khuyến nghị sinh viên cần theo dõi các kênh thông tin chính thức của trường trên mạng (website, facebook, tiktok...), tìm hiểu, xác minh thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng.

Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể
Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, cần đưa ra những nội dung, tiêu chí cụ thể về Khung năng lực số cho từng đối tượng học sinh, khi áp dụng phải phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, nhà trường. Quá trình xây dựng văn bản phải thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng không quá cầu toàn, nhận diện được những thách thức sẽ phải đối mặt.

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua
Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua

Tuần qua, giáo dục ghi nhận nhiều sự kiện đáng chú ý như hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 của học sinh Hà Nội dưới điểm trung bình, Bộ GD-ĐT đề xuất chi 91.000 tỷ đồng huy động trẻ từ 3-5 tuổi đến trường, chuyển giao cấp xã quản lý trường THCS, tiểu học và mầm non...

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học
Giáo dục

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học

Với điểm trung bình học tập 3,85/4, Nguyễn Phi Phong (Diễn Châu, Nghệ An), sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin đã trở thành Thủ khoa tốt nghiệp loại Xuất sắc của Trường Đại học Thủy lợi - nằm trong top 1% sinh viên có điểm số cao nhất toàn khóa. Đặc biệt, Phong vào làm cho công ty công nghệ chuyên về AI từ năm thứ 3 đại học. 

" Bình dân học vụ số" để làm chủ công nghệ, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh. Trong ảnh: Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng " Bình dân học vụ số"
Đời sống

Sẵn sàng vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số"

Tiếp nối tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945, "Bình dân học vụ số" vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát động không chỉ là một phong trào mang ý nghĩa xóa mù công nghệ đơn thuần, mà còn là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, mở ra cánh cửa tri thức số cho mọi tầng lớp Nhân dân.

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.