TP. Cao Lãnh là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính của Đồng Tháp

Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cao Lãnh ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ nét. Thành phố Cao Lãnh ngày càng khẳng định là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính của tỉnh Đồng Tháp. 

Phát triển văn hóa gắn kết với phát triển kinh tế

Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cao Lãnh vừa tổng kết công tác thực hiện Kết luận số 253-KL/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp Khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa X về phát triển kinh tế - xã hội TP. Cao Lãnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Lãnh đạo UBND TP. Cao Lãnh cho biết, để hoàn thành 21 chỉ tiêu như kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Tháp đề ra, thành phố đặt ra những kế hoạch và giải pháp cụ thể để thực hiện những chỉ tiêu đó. Kết quả đến nay đạt và vượt nhiều chỉ tiêu theo nghị quyết của Đảng bộ thành phố đặt ra. Cụ thể, có 9/21 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu và 12/21 chỉ tiêu chưa đạt.

TP. Cao Lãnh là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính của Đồng Tháp -0
TP. Cao Lãnh là địa phương tiên phòng thực hiện cải cách hành chính và nhận được sự đánh giá cao của người dân và doanh nghiệp

Thời gian qua, thành phố phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế. Kết quả cho thấy, đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo chuẩn của Luật Giáo dục 2019 được nâng cao, cải thiện, đáp ứng được với nhu cầu phát triển của xã hội trong tình hình mới. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến cuối năm 2024 ước đạt 93,8%, tăng 27,8% so với năm 2020. Thành phố Cao Lãnh được UNESCO công nhận là “Thành phố học tập toàn cầu” vào tháng 9.2022. Đường sách thành phố Cao Lãnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19.11.2022.

Chất lượng lao động được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đến hết năm 2024 ước đạt 88%. Hoạt động xúc tiến, giới thiệu việc làm cho sinh viên, người lao động được thực hiện tốt, có hơn 12.000 lao động đã tìm được việc làm. Ngoài ra, thành phố đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội, kịp thời hỗ trợ chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội được thành phố quan tâm thực hiện từ nhiều nguồn lực. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho đối tượng chính sách, người có công.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo đạt 0,81%, hộ cận nghèo còn hơn 2,5%. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Cao Lãnh và các đơn vị liên quan đã phối hợp vận động công tác an sinh xã hội trên 9,2 tỷ đồng, xây dựng và bàn giao 106 căn nhà đại đoàn kết, với tổng số tiền hơn 8,5 tỷ đồng.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và thực hiện nếp sống văn minh đô thị” đã đi vào cuộc sống và trở thành hoạt động thường xuyên, hàng ngày của cộng đồng dân cư. Thành phố nâng cao chất lượng nhiều sự kiện văn hóa – lễ hội trên địa bàn thành phố gắn với phát triển du lịch; mặt khác quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho đội ngũ phục vụ ngành du lịch; nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, điển hình là tổ chức ra mắt Chợ quê cù lao Tân Thuận đang thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ; thương mại điện tử ngày càng phát triển với nhiều hoạt động hỗ trợ kết nối bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Tập trung tổ chức đầu tư, sắp xếp lại các chợ theo hướng văn minh, hiện đại. Từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố có 479 doanh nghiệp và 2.605 hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp là 1.695 doanh nghiệp và 16.599 hộ kinh doanh hiện đang hoạt động.

Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp, thành phố cắt giảm tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ giao tiếp của đội ngũ cán bộ khi giao tiếp với người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Phát triển nông nghiệp xanh, xây dựng làng thông minh

Lãnh đạo UBND TP. Cao Lãnh cho biết, thời gian qua thành phố thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị, bảo vệ tài nguyên và môi trường; công tác chuyển đổi số; Phát triển thương mại – dịch vụ; Nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp; Phát triển nông nghiệp đô thị; Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; Phát triển văn hóa, xã hội gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng và đảng viên, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội,…

Với những nhiệm vụ trọng tâm nêu trên được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao, trong đó, hiệu quả nổi bật là công tác chuyển đổi số, vì TP. Cao Lãnh là địa phương đầu tiên thành lập Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC), lắp đặt 3 camera AI, xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ đăng ký kinh doanh, lập bản đồ quản lý mã số vùng trồng, hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử, sổ khám chữa bệnh điện tử, ứng dụng đặt lịch hẹn khám bệnh từ xa, triển khai các tuyến đường chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt,… tạo thành hình mẫu cho các địa phương khác học tập, trao đổi kinh nghiệm.

TP. Cao Lãnh là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính của Đồng Tháp -0
TP. Cao Lãnh đang tập trung phát triển nông nghiệp xanh, xây dựng làng thông minh

Trong 6 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 713 tỷ đồng, chiếm 32% tổng thu toàn tỉnh, đứng đầu trong 12 huyện, thành phố, tốc độ thu ngân sách giai đoạn 2021-2024 ước đạt 8,3%/năm. Trong giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã bố trí vốn từ ngân sách tỉnh hỗ trợ cho thành phố 677,807 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân của thành phố đạt 99,9%.

Chủ tịch UBND TP. Cao Lãnh Võ Phan Thành Minh cho biết: “Lãnh đạo thành phố đang tập trung phát triển nông nghiệp đô thị gắn với nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới, xây dựng “Làng thông minh”. Theo đó, nông nghiệp đô thị tiếp tục phát triển theo hướng xanh, có truy xuất nguồn gốc đáp ứng doanh nghiệp thu mua xuất khẩu. Lũy kế đến 6 tháng đầu năm 2024, toàn TP. Cao Lãnh có 97 vùng trồng tương ứng 3.133ha, đã được cấp 561 mã số xuất khẩu (gồm các thị trường Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Nga). Thành phố đã triển khai lập Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị thành phố Cao Lãnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và phấn đấu đến năm 2030 không còn sản xuất lúa, diện tích chuyển sang trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ cao”.

Mặc dù đạt những kết quả như trên, lãnh đạo TP. Cao Lãnh nhìn nhận còn tồn tại một số hạn chế, như: Công tác triển khai thực hiện Kết luận số 253-KL/TU của một số đơn vị còn chậm, chưa kịp thời. Tiêu chí đô thị loại II giảm điểm so năm 2021; Đồ án quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh được phê duyệt còn chậm; Số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố chưa đạt như kỳ vọng; Việc chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn còn hạn chế; Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa mang đậm nét đặc trưng địa phương...

Để giải quyết những tồn tại nêu trên, lãnh đạo TP. Cao Lãnh huy động sức mạnh của cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trên toàn địa bàn thành phố, khơi dậy tinh thần phát triển kinh tế - xã hội; Tập trung khắc phục các điểm nghẽn, hạn chế trên địa bàn thành phố tập trung vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, nhất là các yếu kém về hạ tầng giao thông để tạo tác động lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực, nhằm đạt các chỉ tiêu, kế hoạch như nghị quyết của Thành ủy, HĐND đề ra.

Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ
Địa phương

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, tính đến 6h ngày 16.9, mực nước trên sông Đáy tại An Mỹ đạt báo động II; sông Bùi tại Phúc Lâm đạt báo động III, mực nước các hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao; riêng hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn…

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án
Địa phương

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án

Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị thanh tra lại tính pháp lý của dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than khó vì dự án kéo dài 21 năm nhưng đến nay chỉ nhận hơn 6.400m2/43.300m2 đất.

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3

Vừa qua, tại huyện Vân Đồn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đã gặp mặt, động viên, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (NTTS), trồng rừng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển
An ninh cơ sở

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh và trật tự biển đảo trong tình hình mới.

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội
Địa phương

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội

Theo Báo cáo nhanh về ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Chương Mỹ (từ 15h30 ngày 14.9 đến 6h30 ngày 15.9), mực nước sông Bùi có xu hướng giảm nhẹ từ 7,75m chiều qua, sáng nay còn 7,66m, trên mức báo động 3. Sông Đáy giảm từ 6,81m xuống còn 6,69m, trên mức báo động 2. Mực nước các hồ: Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu cũng giảm nhẹ từ 1 đến 2m. Tuy nhiên mực nước này đều đang vượt ngưỡng tràn.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân
Địa phương

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân

Nhấn mạnh: Bất kỳ một Đảng, Nhà nước nào, lòng dân là hết sức quan trọng; Đảng, Nhà nước đó có giữ được lòng dân hay không, khi ấy mới nói tới sự trường tồn. Do đó, mấu chốt của vấn đề là phải giữ được lòng dân, muốn vậy phải phụng sự Nhân dân thật tốt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị đổi mới phương thức, quản lý, điều hành, xây dựng phong cách làm việc “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” để chính quyền có đủ năng lực, hiệu quả, phụng sự Nhân dân.