Bà Rịa - Vũng Tàu: Hoàn thành vượt kế hoạch thu hút đầu tư năm 2024 trong 8 tháng đầu năm

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vượt kế hoạch thu hút đầu tư trong 8 tháng đầu năm 2024 với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt hơn 74.000 tỷ đồng

1 (FILEminimizer).jpg
Trong 8 tháng đầu năm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vượt kế hoạch thu hút đầu tư năm 2024. Ảnh: Thạc Hiếu.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư. Kết quả cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ năm 2023; hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, tài chính (11/13 chỉ tiêu) đều đạt và vượt mức kế hoạch năm 2024.

Đáng chú ý, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng 14,2%, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 13,27%, doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 17,67%, và doanh thu lữ hành tăng mạnh 34,42%. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí tăng 7,02%, tổng thu ngân sách đạt 72,11% dự toán, và tổng vốn đầu tư phát triển tăng 10,97% so với cùng kỳ.

Trong lĩnh vực thu hút đầu tư, Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành điểm sáng khi tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài, đạt hơn 74.000 tỷ đồng, tương đương 108,7% kế hoạch năm 2024. Cụ thể, tỉnh đã cấp mới 6 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 108,5 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 1 dự án, nâng tổng vốn đầu tư FDI trong 8 tháng đầu năm lên hơn 1,8 tỷ USD, đạt 93,7% kế hoạch cả năm.

Trong lĩnh vực đầu tư trong nước, tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh vốn cho 21 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 27.751 tỷ đồng, tương đương 134,4% kế hoạch, tăng gấp 2,98 lần so với cùng kỳ năm 2023. Những dự án FDI lớn như Dự án thiết bị đầu cuối thông minh BOE Việt Nam với vốn đăng ký 277,47 triệu USD và Nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học BIO-BDO với vốn đăng ký 730 triệu USD đã góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.

3 (FILEminimizer).JPG
Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt hơn 74.000 tỷ đồng. Ảnh: Thạc Hiếu.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Ngọc Linh cho biết, UBND tỉnh đã và đang thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, phát triển công nghiệp và xúc tiến thương mại. Đồng thời, tỉnh cũng đã thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận thông tin, thúc đẩy quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư cho các dự án kêu gọi trong giai đoạn 2021-2030.

"Hiện, tỉnh đang tiếp tục triển khai các giải pháp thu hút đầu tư trong 4 tháng cuối năm 2024 và xây dựng kế hoạch cho năm 2025, sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, giải quyết các dự án chậm tiến độ và hoàn thành nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp cận thông tin và thực hiện thủ tục đầu tư cho các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh", Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Ngọc Linh thông tin thêm.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc triển khai các dự án đầu tư. Trong đó, có một số dự án tiến độ độ còn chậm; việc thực hiện chuyển đổi số và xử lý các hồ sơ thủ tục hành chính vẫn gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục những tồn tại này và hướng tới hoàn thành tốt hơn các mục tiêu đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ đã yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương rà soát kỹ các công việc còn chậm, đánh giá thực tế để nhận diện rõ những hạn chế, thiếu sót. Đồng thời, các đơn vị cần đề xuất giải pháp và kế hoạch khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm hoàn thành tốt kế hoạch. Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo tờ trình cho kỳ họp HĐND sắp tới và tiếp tục điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa phương để bảo đảm phù hợp với quy hoạch của tỉnh.

4 (FILEminimizer).JPG
Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Thạc Hiếu.

Ngoài ra, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, để tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cũng cần được triển khai quyết liệt. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục theo dõi và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải, nhằm duy trì ổn định sản xuất kinh doanh. Đối với các dự án triển khai chậm, các cơ quan sẽ chủ động làm việc với nhà đầu tư để xem xét gia hạn và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn liên quan đến quản lý nhà nước, thúc đẩy tiến độ triển khai dự án.

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 24 khu công nghiệp với tổng diện tích 16.052 ha. Dọc theo tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường Vành đai 4, TP. Hồ Chí Minh sẽ hình thành trục kinh tế động lực về công nghiệp và logistics, phát triển các tổ hợp công nghiệp, dịch vụ và đô thị quy mô lớn tại đô thị mới Phú Mỹ. Ngoài ra, các khu công nghiệp công nghệ cao và đô thị dịch vụ mới sẽ được phát triển tại Cù Bị và Suối Nghệ (huyện Châu Đức), cùng với các khu logistics dọc Vành đai 4 và các trung tâm logistics cấp tỉnh tại huyện Châu Đức.

Quy hoạch phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với GRDP bình quân đầu người từ 18.000 đến 18.500 USD. Đồng thời, tỉnh hướng tới việc trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao tầm cỡ quốc tế, và là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ vào năm 2030.

Địa phương

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn
Địa phương

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Công ty TNHH Long Thịnh là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo tìm hiểu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 52 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.