Đề thi môn Giáo dục công dân (mã đề thi 306):
Tại điểm thi Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội), đánh giá về đề thi tổ hợp Khoa học xã hội, em Vũ Minh Ngọc, học sinh lớp 12 Trường THPT Cầu Giấy nhận xét giữa các môn thi có sự chênh lệch về độ khó - dễ: “Em thấy đề năm nay có vẻ dễ hơn đề Địa và Giáo dục công dân. Nhưng đề Sử lại hơi “khoai”, nhiều câu đánh đố”. Ngọc tự tin được 9 - 9,5 điểm môn Giáo dục công dân.
Tương tự Minh Ngọc, em Nguyễn Lan Anh, Trường THPT Chuyên Sư phạm cho rằng đề Sử năm nay khá khó, độ phân hoá học sinh cao. Những bạn học khá - tốt mới có thể đạt từ 8 - 9 điểm. Về môn Địa lý có nhiều câu sử dụng Atlat nên “dễ thở” hơn. “Giáo dục công dân là môn dễ nhất trong tổ hợp, học sinh có thể đạt điểm cao nếu nắm chắc kiến thức”, Lan Anh nói.
Tại điểm thi Trường THCS Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), em Nguyễn Minh Hiếu, Trường Phổ thông Năng khiếu Thể dục Thể thao Hà Nội nhận định đề thi tổ hợp Khoa học Xã hội năm nay nhìn chung khá dễ, trong đó dễ nhất là môn Giáo dục công dân. Hiếu tự tin có thể giành trên 8 điểm ở môn học này. Với môn Lịch sử, Minh Hiếu cho rằng đề thi có sự phân hóa, để đạt điểm giỏi cần có học lực tốt.
Em Lê Thị Tuyết Như, Trường THPT Trần Quốc Tuấn cho rằng môn Sử khá dễ nếu thí sinh đã nắm chắc kiến thức. “Hai mặt đầu của đề thi môn Lịch sử khá dễ, đều là những câu nhận biết. Tới những câu vận dụng, độ khó mới tăng lên”, Tuyết Như nói. Môn Địa lý cũng không gây khó khăn cho nữ sinh, bởi riêng những câu sử dụng Atlat đã có thể “nắm chắc” 4 điểm. Với môn Giáo dục công dân, Tuyết Như dự kiến có thể đạt từ 8 - 9 điểm.