ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên):

Đề nghị tiếp tục giao Bộ Y tế mua, cung ứng vaccine cho các địa phương

Thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) cho biết, hiện tại nhiều địa phương đang hết một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đề nghị Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương và giao Bộ Y tế mua, cung ứng vaccine cho các địa phương.

Đề nghị tiếp tục giao Bộ Y tế mua, cung ứng vaccine cho các địa phương -0
ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) cho biết, qua theo dõi trên các phương tiện truyền thôngvà thực tế ở địa phương, hiện tại nhiều địa phương đang hết một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

“Theo tính toán thì đến tháng 7 năm 2023 các địa phương trên toàn quốc sẽ không còn vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ. Như vậy nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh mà chúng ta đã kiểm soát và khống chế được là hiện hữu, kết quả to lớn của chương trình tiêm chủng mở rộng của hơn 40 năm qua có thể bị phá vỡ”, ĐBQH Lò Thị Luyến bày tỏ.

Nguyên nhân thiếu vaccine là do vướng mắc về mua sắm. Giai đoạn từ năm 2020 trở về trước, kinh phí mua vaccine tiêm chủng mở rộng được bố trí từ ngân sách Trung ương trong chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đến năm 2020 hết giai đoạn thực hiện, chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên. Ngày 3.4.2023, Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 1810/BYT-KH-TC, theo đó từ năm 2023 các địa phương sẽ bố trí ngân sách và tự triển khai đấu thầu, mua sắm, cung ứng vaccine cho tiêm chủng mở rộng.

Đại biểu cho biết, nhận được văn bản này, hầu hết các địa phương ngay lập tức có ý kiến phản hồi về Bộ Y tế và Chính phủ những vướng mắc về cơ sở pháp lý, ví dụ: vaccine thuộc danh mục đấu thầu cấp quốc gia, kinh phí bồi thường cho người bị thiệt hại khi tham gia tiêm chủng...

Bên cạnh đó, những khó khăn từ thực tiễn như: sẽ có nhiều loại vaccine khác nhau giữa các địa phương, người dân khó tiếp cận kịp thời cùng một loại vaccine đối với những loại vaccine  phải tiêm mũi nhắc lại khi họ có thay đổi về địa điểm cư trú; tình trạng thừa thiếu vaccine cục bộ, Bộ Y tế khó đảm bảo việc cân đối và điều phối nguồn cung ứng vaccine khi dịch xảy ra cục bộ hoặc xảy ra diện rộng; các địa phương không có kho lạnh đúng quy chuẩn để bảo quản vaccine (vì chưa được đầu tư) mà chỉ có dây chuyền bảo quản lạnh tạm thời khi mang vaccine từ kho của Trung ương về để thực hiện kế hoạch tiêm chủng trên địa bàn, hoặc nếu xảy ra sự cố mất điện không khắc phục được nhanh thì chất lượng vaccine sẽ bị ảnh hưởng…Vậy các địa phương cần được bố trí vốn để đầu tư hệ thống kho lạnh, máy nổ công suất lớn để khắc phục sự cố mất điện, trong khi hệ thống kho lạnh đúng quy chuẩn để bảo quản vaccine đã được đầu tư ở các đơn vị thuộc tuyến Trung ương sẽ không được sử dụng. Đây là sự lãng phí rất lớn về tiền của đã và sẽ phải bỏ ra.

“Từ trước đến nay nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo việc mua sắm vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế tổ chức mua sắm và cung ứng cho địa phương không có vướng mắc gì và cũng không có tình trạng thiếu vaccine như hiện nay. Bây giờ chỉ vì cơ chế bố trí kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia đã hết, phải chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên và đều là ngân sách nhà nước đảm bảo nhưng do vướng mắc cơ chế mà để dẫn đến tình trạng này là điều rất đáng buồn”, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) nêu ý kiến.

Dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề đã quy định, tiếp tục thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, điều này thể hiện tầm quan trọng và sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đến vấn đề này. Để đảm bảo tính ổn định, lâu dài và hiệu quả, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương và giao Bộ Y tế mua, cung ứng vaccine cho các địa phương như trước đây và bổ sung nội dung này vào dự thảo Nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng trong tổ chức thực hiện.

Ý kiến đại biểu

ĐBQH thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Dũng phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Trần Thu
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 24.10, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Lã Thanh Tân đề nghị: Để tập trung bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, tạo thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ y tế, khắc phục tình trạng thiếu vật tư y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh, đề nghị tại Điều 43 xem xét bổ sung trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, “cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế trong khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT”.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh Hồ Long
Ý kiến đại biểu

Quan tâm đến hệ luỵ sức khoẻ trong quản lý quảng cáo thuốc

Góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân đề nghị khi Bộ Y tế nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ quy định chi tiết về quản lý các hoạt động quảng cáo thuốc, cần quan tâm đến một số nội dung còn nhiều vi phạm, nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế, hệ luỵ đến sức khoẻ của người dân. Đối với Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), cần nghiên cứu toàn diện hơn để có biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thực chất hơn.

Cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Cà Mau) diễn ra chiều nay, 24.10, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Bảo hiểm y tế. Đồng thời, đề xuất cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực vào dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất, tương đồng với quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Duy trì kinh phí 2% giúp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo người lao động
Quốc hội và Cử tri

Duy trì kinh phí 2% giúp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo người lao động

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), ĐBQH chuyên trách Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng, việc tiếp tục duy trì mức đóng 2% kinh phí công đoàn như quy định tại dự thảo là hết sức cần thiết, bảo đảm cho công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với đoàn viên, người lao động.  

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 24.10 - ảnh Hồ Long
Ý kiến đại biểu

Cho phép lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp thực tiễn

Thảo luận về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sáng 24.10, ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng, quy định cho phép người lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp với bối cảnh, nhu cầu thực tiễn của người lao động nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Đảng và sự tương thích đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Bổ sung quy định về thẩm quyền giao mặt nước, khu vực biển tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy định về thẩm quyền giao mặt nước, khu vực biển tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới

Tham gia ý kiến vào Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trong phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám diễn ra chiều nay, 23.10, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, cần bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định giao mặt nước, khu vực biển tại di tích Quốc gia đặc biệt, di sản thiên nhiên thế giới để bảo đảm sự thống nhất trong công tác quản lý, bảo vệ di sản.

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành
Ý kiến đại biểu

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành

Theo ĐBQH Nguyễn Phi Thường, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ khắc phục được những bất cập của Luật Thủ đô năm 2012; qua đó, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài trong thời gian qua.

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô

Góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Nguyễn Anh Trí thống nhất với quan điểm phát triển trục sông Hồng để sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô về sự phân bổ hài hòa các không gian về sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị hiện đại...

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng
Ý kiến đại biểu

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng

Theo ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) với quy định về việc tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và phát triển hài hòa ở đô thị hai bên sông.

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô

Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) hoàn toàn ủng hộ quan điểm phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao của Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Đồng thời, hoàn thiện các biện pháp đặc thù để Khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về UBND thành phố quản lý.

ĐBQH Khương Thị Mai
Ý kiến đại biểu

HĐND thành phố Hà Nội được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô

Theo ĐBQH Khương Thị Mai (Nam Định), với tính chất, yêu cầu, vị trí đặc biệt quan trọng, cần phải chú trọng đầu tư, phát triển Thủ đô Hà Nội như một đô thị đặc biệt, một đơn vị hành chính đặc biệt. Việc phân cấp, phân quyền cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND thành phố sẽ được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô.

ĐBQH Phan Đức Hiếu
Ý kiến đại biểu

Quỹ đất sau di dời sẽ sử dụng vào xây dựng không gian công cộng và văn hoá

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình), các cơ quan, cơ sở, đơn vị sau khi di dời thì quỹ đất còn lại sẽ sử dụng vào mục đích xây dựng không gian công cộng và văn hóa. Đặc biệt, những không gian công cộng này sẽ có nhiệm vụ "phát huy giá trị văn hóa và du lịch” và tuyệt đối không được sử dụng làm chức năng để ở.