ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Bảo hiểm xã hội phải thực sự là trụ cột bền vững của an sinh - xã hội

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này, về cơ bản dự thảo Luật đã thể chế hóa được quan điểm của Đảng về phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế theo hướng bao phủ toàn bộ lực lượng lao động; đẩy mạnh cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội, mở rộng, gia tăng quyền lợi của đối tượng, thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm bảo đảm an sinh xã hội, BHXH dựa trên quyền con người theo tinh thần Hiến pháp 2013.

Đáp ứng yêu cầu mở rộng đối tượng, bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích cho người dân

Dự thảo Luật đã đáp ứng yêu cầu cần thiết là mở rộng đối tượng, bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích cho người lao động đang làm việc và người hưởng lương hưu. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện và tăng thêm chế độ thai sản cho lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện. Bổ sung quyền lợi ốm đau, thai sản cho lao động bán chuyên trách. Giảm thời gian tham gia BHXH xuống 15 năm. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, áp dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tạo sự công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Bảo hiểm xã hội phải thực sự là trụ cột bền vững của an sinh - xã hội
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu thảo luận tại tổ. Ảnh: Đào Cảnh

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật, tôi đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất sửa đổi các chính sách, bảo đảm thể chế hoá đầy đủ chủ trương của Đảng: "Sửa Luật lần này làm sao để BHXH thực sự trở thành trụ cột bền vững của an sinh - xã hội, bảo đảm quyền con người theo hiến pháp 2013".

Liên quan đếnĐiều 3, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, dự thảo Luật đã quy định chi tiết và bao phủ đầy đủ các đối tượng. Tuy nhiên, mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW là mở rộng đối tương tham gia BHXH, tiến tới BHXH toàn dân do đó việc quy định đối tượng phải linh hoạt. Trước hết, phải quan tâm khuyến khích và có chính sách để 2 nhóm hộ kinh doanh, gồm hộ kinh doanh phải đăng ký hộ kinh doanh, và hộ không phải đăng ký hộ kinh doanh, trong đó, đặc thù của hộ không phải đăng ký kinh doanh là các hộ hoạt động nhỏ lẻ, không ổn định, có thu nhập thấp.

Theo số liệu thống kê, có khoảng trên 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có gần 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Lần này, quan điểm bổ sung nhóm hộ có đăng ký kinh doanh là hợp lý, nhưng nên quy định tham gia BHXH bắt buộc theo hộ kinh doanh tương tự như bảo hiểm y tế hộ gia đình bắt buộc và nên có chính sách khuyến khích hỗ trợ như đã thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình theo lũy tiến. Đồng thời, hỗ trợ nhóm hộ chưa đăng ký kinh doanh để họ cũng tham gia BHXH tự nguyện theo các thành viên của hộ kinh doanh và từng bước chuyển sang hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và tham gia BHXH bắt buộc (lưu ý cả 2 nhóm hộ này đều bao gồm tất cả người lao động tham gia làm công ăn lương trong hộ kinh doanh). Đây là giải pháp rất quan trọng để đẩy nhanh độ bao phủ BHXH toàn dân.

Theo đó, quan điểm của tôi là, dự thảo Luật cần quy định lộ trình để tất cả lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia lao động có thu nhập về tiền lương đều phải tham gia BHXH (bắt buộc hoặc tự nguyện) trên cơ sở quản trị nhân lực và thống kê đầy đủ lực lượng lao động trên thị trường. Từng bước chuyển dần thu BHXH qua thuế và công nghệ thông tin, như chương trình VSSID mà ngành BHXH đang thực hiện. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện BHXH số, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng mức độ hài lòng, tạo minh bạch, công khai và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Về căn cứ đóng BHXH tại Điều 30, Mục b, Khoản 1, dự thảo Luật, nên bỏ “các khoản bổ sung khác”, vì lâu nay quy định nhưng không thực hiện được và gây tranh cãi. Đề nghị nên quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương trả thường xuyên, được hạch toán vào giá thành sản phẩm và trả ổn định trong mỗi kỳ trả lương (ít nhất bằng 70% tổng thu nhập tiền lương).

Về chế độ thai sản, theo tôi, chúng ta phải “hướng tới một hệ thống trợ cấp thai sản phổ cập tại Việt Nam”, mức hưởng chế độ thai sản phải tối thiểu bằng mức chuẩn nghèo, bảo đảm không có phụ nữ nào ở Việt Nam rơi vào cảnh nghèo đói vì có con. Nếu quy định như dự thảo Luật, là “người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2 triệu đồng cho một con” - mức này theo tôi là rất thấp, chưa thực sự hỗ trợ cho phụ nữ bảo vệ thai sản và không có ý nghĩa theo chế độ thai sản, vì thai sản là quỹ ngắn hạn thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ. Theo tiêu chuẩn quốc tế, phụ nữ cần được nghỉ thai sản ít nhất 14 tuần thì mức này chỉ tương đương 145.000 đồng/tuần, tức là khoảng 600.000 đồng/tháng, bằng 40% mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn.

Thực tiễn thời gian qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn khi sinh con đúng chính sách dân số. Do đó, tôi đề xuất mức hưởng chế độ thai sản tối thiểu cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) là 1,5 triệu đồng/tháng (mức chuẩn nghèo nông thôn) trong 14 tuần (3,5 tháng) là phù hợp và vẫn giữ chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chi phí hưởng chế độ thai sản do ngân sách nhà nước chi trả tại tầng 1 và có sự chia sẻ quỹ thai sản của chính sách BHXH, nhằm đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân cho tất cả các bà mẹ sinh con tại Việt Nam, cần chi từ ngân sách nhà nước cho các chương trình trợ giúp xã hội khoảng 4.900 tỷ đồng/năm, tương đương 0,05% GDP cả nước năm 2022.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Bảo hiểm xã hội phải thực sự là trụ cột bền vững của an sinh - xã hội -0
Quang cảnh thảo luận tại tổ. Ảnh: Đào Cảnh

Hệ thống trợ cấp thai sản phổ cập tại Việt Nam có thể giảm gánh nặng tài chính từ việc đóng BHXH đối với các hộ gia đình không có khả năng đóng góp, góp phần tăng mức độ bảo vệ thai sản cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, qua đó tăng diện bao phủ của BHXH. Mục tiêu của trợ cấp gia đình/trợ cấp trẻ em là góp phần đảm bảo không một phụ nữ Việt Nam nào (hoặc gia đình) bị rơi vào tình trạng nghèo vì sinh con.

Giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm, thậm chí 10 năm là phù hợp

Về việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa công tác thu, nộp BHXH, dự thảo Luật quy định giao Chính phủ: “Bổ sung quy định về việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa công tác thu, nộp BHXH”; theo tôi nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH đã được thể hiện trong Luật BHXH 2014 và lộ trình đến năm 2020 phải hoàn tất, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Điều này không nên giao Chính phủ, mà cần thiết quy định ngay trong Luật để bảo đảm tính khả thi.

Về giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm, thậm chí 10 năm được hưởng lương hưu, theo tôi là phù hợp, rất tốt cho người lao động; nhưng thời gian tham gia ngắn chắc chắn là lương hưu thấp vì nguyên tắc của BHXH là đóng - hưởng. Mục tiêu BHXH toàn dân, nhưng giảm thời gian đóng không phải là dành cho lao động trẻ; mà chủ yếu là tạo cơ hội cho người cao tuổi (như nam 45 và nữ 47) và những người thay đổi phương thức làm việc, luân chuyển, hoặc làm việc gián đoạn có cơ hội tham gia vào hệ thống BHXH để có lương hưu khi về già.

Tuy nhiên, dự thảo Luật cần tính đến mức đóng và mức hưởng, nếu quy định như dự thảo, thì mức hưởng sẽ thấp hơn mức sống tối thiểu dẫn đến sức hấp dẫn thấp; cần có quy định cụ thể để người lao động thấy được tham gia BHXH là có thu nhập bảo đảm mức sống tối thiểu.

Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành
Ý kiến đại biểu

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành

Theo ĐBQH Nguyễn Phi Thường, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ khắc phục được những bất cập của Luật Thủ đô năm 2012; qua đó, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài trong thời gian qua.

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô

Góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Nguyễn Anh Trí thống nhất với quan điểm phát triển trục sông Hồng để sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô về sự phân bổ hài hòa các không gian về sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị hiện đại...

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng
Ý kiến đại biểu

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng

Theo ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) với quy định về việc tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và phát triển hài hòa ở đô thị hai bên sông.

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô

Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) hoàn toàn ủng hộ quan điểm phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao của Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Đồng thời, hoàn thiện các biện pháp đặc thù để Khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về UBND thành phố quản lý.

ĐBQH Khương Thị Mai
Ý kiến đại biểu

HĐND thành phố Hà Nội được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô

Theo ĐBQH Khương Thị Mai (Nam Định), với tính chất, yêu cầu, vị trí đặc biệt quan trọng, cần phải chú trọng đầu tư, phát triển Thủ đô Hà Nội như một đô thị đặc biệt, một đơn vị hành chính đặc biệt. Việc phân cấp, phân quyền cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND thành phố sẽ được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô.

ĐBQH Phan Đức Hiếu
Ý kiến đại biểu

Quỹ đất sau di dời sẽ sử dụng vào xây dựng không gian công cộng và văn hoá

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình), các cơ quan, cơ sở, đơn vị sau khi di dời thì quỹ đất còn lại sẽ sử dụng vào mục đích xây dựng không gian công cộng và văn hóa. Đặc biệt, những không gian công cộng này sẽ có nhiệm vụ "phát huy giá trị văn hóa và du lịch” và tuyệt đối không được sử dụng làm chức năng để ở.

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính
Ý kiến đại biểu

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính

Theo ĐBQH Phạm Văn Hoà, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mở rộng các lĩnh vực mà HĐND thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên toàn thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành là hết sức cần thiết, phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn đặt ra.

ĐBQH Trần Chí Cường
Ý kiến đại biểu

Nâng cao chất lượng HĐND thành phố trước yêu cầu của thực tiễn

Theo ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng, việc dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố từ 95 lên 125 đại biểu và tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên ít nhất 25% là căn cứ quan trọng để nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND thành phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Góp ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cho rằng, một số chính sách liên quan đến giáo dục trong dự thảo Luật cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó, cần làm rõ các nội dung xoay quanh các cơ sở giáo dục chất lượng cao hay việc thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài.

Phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ của Thủ đô

Theo ĐBQH Tạ Đình Thi, các quy định về chính sách phát triển khoa, học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước hoàn thiện rất đáng kể, bổ sung và cụ thể hóa nhiều nội dung trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ĐBQH. Đặc biệt,đây là các nội dung chính sách thực sự có tính vượt trội và đột phá.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội)
Ý kiến đại biểu

Hà Nội cần tập trung giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông

Tham gia đóng góp ý kiến vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, thành phố cần phải sớm tập trung giải quyết nút thắt lớn nhất hiện nay là tình trạng ùn tắc giao thông.

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Ý kiến đại biểu

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược bãi bỏ một số quy định về hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định, xác nhận nội dung về thông tin, quảng cáo thuốc cần được tính toán cẩn trọng, vì chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm rất khó kiểm soát. Đề nghị bổ sung các quy định, chế tài cụ thể kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn thị trường thuốc kinh doanh qua các hệ thống quầy thuốc…

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững
Diễn đàn Quốc hội

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững

PHẠM THÚY CHINH- Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy lần này nhằm thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”
Ý kiến đại biểu

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) đề nghị, cần bổ sung giải thích từ ngữ đối với cụm từ “địa điểm khảo cổ” bởi cụm từ này được sử dụng trong nhiều nội dung khác nhau. Nếu không giải thích rõ ngay trong Luật sẽ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực thi.

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Ý kiến đại biểu

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Thảo luận tại hội trường chiều 26.6 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) đề nghị, việc kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử cần phải được rà soát, quy định chặt chẽ để kiểm soát và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của người dân.