Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các công trình đê điều, thuỷ lợi

Qua làm việc và kiểm tra thực tế tại nhiều địa phương, đoàn khảo sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố đánh giá công tác giải ngân nguồn vốn để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình đê điều, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện mới đạt khoảng 11%.

Nhiều dự án chậm tiến độ giải ngân

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chu Phú Mỹ: ngay từ cuối năm 2019, Sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, rà soát, tổng hợp, đề xuất danh mục các công trình đê điều, thủy lợi cần cải tạo, sửa chữa năm 2020; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trạng, đánh giá mức độ hư hỏng để đề xuất với UBND thành phố có phương án tu bổ. Trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Sở NN - PTNT, UBND thành phố đã phê duyệt danh mục 101 dự án cải tạo, chống xuống cấp công trình đê điều, thủy lợi với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2020 và các năm tiếp theo. Trong đó, thành phố bố trí vốn cho 56 công trình đê điều, thủy lợi, giao Sở NN - PTNT làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 229 tỷ đồng, thực hiện năm 2020. Ngoài ra, năm 2020, Sở được bố trí vốn cho 28 dự án xử lý cấp bách khắc phục sự cố sạt lở các công trình đê điều, thủy lợi, với tổng kinh phí 413,5 tỷ đồng (gồm cả vốn chuyển tiếp của năm 2018, 2019).

Mặc dù có nhiều cố gắng, thế nhưng việc giải ngân 229 tỷ đồng để triển khai 56 dự án duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp công trình đê điều, thủy lợi đến nay mới được 11% kế hoạch. Trong khi đó, 28 dự án xử lý cấp bách khắc phục sự cố sạt lở các công trình đê điều, thủy lợi tiến độ giải ngân có khá hơn, nhưng mới đạt 76% kế hoạch vốn giao. Đáng chú ý, hiện 3 công trình xử lý cấp bách, gồm: Khu vực đê hữu Cầu (huyện Sóc Sơn), sạt lở bờ hữu sông Hồng thuộc địa bàn phường Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm), sạt lở đê tả sông Cà Lồ thuộc (huyện Sóc Sơn)...

Ban KT - NS HĐND TP Hà Nội khảo sát việc chống sạt lở thượng lưu đê bối sông Cà Lồ (huyện Sóc Sơn) Ảnh: P.Long
Ban KT - NS HĐND TP Hà Nội khảo sát việc chống sạt lở thượng lưu đê bối sông Cà Lồ (huyện Sóc Sơn) 

Ảnh: P.Long 

Tăng cường kiểm tra công vụ các dự án có tiến độ giải ngân chậm

Đánh giá công tác giải ngân trong lĩnh vực nông nghiệp được hiệu quả như mong muốn đề ra, Ban KT - NS HĐND thành phố Hà Nội cho rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan do khó khăn trong việc GPMB đất thổ cư và một số quy định thay đổi về chi phí quản lý đầu tư (theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14.8.2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng) còn do các nguyên nhân chủ quan cần phải có giải pháp khắc phục sớm. Trong đó, năng lực một số đơn vị tư vấn thiết kế, thi công chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng tới chất lượng hồ sơ thiết kế và tiến độ thi công một số công trình.

Ngoài ra, việc chậm tiến độ giải ngân một số công trình đê, kè có nguyên nhân một phần do Sở NN - PTNT phải xin ý kiến thỏa thuận kỹ thuật của Bộ NN - PTNT nên thời gian lập phương án xử lý kéo dài. Điển hình như việc xử lý sự cố sạt lở bờ hữu sông Đà trên địa bàn xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) riêng thời gian khảo sát, lập phương án xử lý cần từ 12 đến 15 tháng.

Trước thực trạng nêu trên, từ nay đến cuối năm 2020, Sở NN - PTNT sẽ chỉ đạo các phòng ban chuyên môn rà soát, sàng lọc các đơn vị tư vấn, đơn vị thi công để nâng chất lượng, tiến độ công tác thiết kế, thi công các dự án do Sở NN - PTNT làm chủ đầu tư.

Theo đề xuất của đoàn khảo sát, để đẩy nhanh thực hiện các dự án lĩnh vực đê điều, thủy lợi, Sở NN - PTNT cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, đốc thúc các nhà thầu sớm hoàn thành theo kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra công vụ đối với các chủ đầu tư có tiến độ giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp so với mức bình quân chung của toàn thành phố; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, cố tình cản trở làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công. Đồng thời, cần đưa kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã là một trong các tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua cuối năm.

Nhịp sống Hà Nội

Chủ động kịch bản bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử
Nhịp sống Hà Nội

Chủ động kịch bản bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử

Với sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến nay, các bước chuẩn bị bầu cử trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đã cơ bản hoàn tất. Đặc biệt, quận Nam Từ Liêm được thành phố đánh giá là một trong những địa phương chủ động trong việc xây dựng, hoàn thiện phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống về an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ngày hội của toàn dân diễn ra thành công, an toàn, thông suốt. Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Cường - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm - xoay quanh nội dung này.
Tháo gỡ những bất cập trong công tác bầu cử thông qua giám sát
Nhịp sống Hà Nội

Tháo gỡ những bất cập trong công tác bầu cử thông qua giám sát

HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát của HĐND thành phố về việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác bầu cử ĐBQH Khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn thủ đô. Đoàn giám sát sẽ do Chủ tịch HĐND thành phố, Chủ tịch Ủy ban bầu cử TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm trưởng đoàn.
Xây dựng bộ máy tinh gọn với những cán bộ thực sự "vì dân"
Nhịp sống Hà Nội

Xây dựng bộ máy tinh gọn với những cán bộ thực sự "vì dân"

Theo dự thảo Chương trình số 01-CTr/TU được lấy ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 3 diễn ra vào ngày 11.3, Thành ủy Hà Nội xác định mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Thành phố thực sự gương mẫu, tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín.
Sớm phê duyệt để giải quyết sinh kế cho người dân
Nhịp sống Hà Nội

Sớm phê duyệt để giải quyết sinh kế cho người dân

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị cho ý kiến về chủ trương hoàn thiện Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5.000), Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định đây là Đồ án tốt nhất từ trước đến nay, dự kiến nếu đủ điều kiện sẽ phê duyệt, ban hành quy hoạch vào tháng 6.2021.
Quyết đi đến cùng việc xử lý các dự án đất chậm triển khai
Nhịp sống Hà Nội

Quyết đi đến cùng việc xử lý các dự án đất chậm triển khai

Trước thực trạng công tác quản lý đất đai, đặc biệt là tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, HĐND thành phố đã quyết định thành lập Đoàn giám sát để tái giám sát nội dung này bởi đây là những vấn đề "nóng", có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội thủ đô.
Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
Nhịp sống Hà Nội

Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thay mặt Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã có bài tham luận với chủ đề “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả
Nhịp sống Hà Nội

Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả

Năm 2021 là thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm khởi đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm yêu cầu bứt tốc kinh tế - xã hội sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, cũng là năm tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chính vì vậy, hoạt động HĐND các cấp thành phố Hà Nội sẽ thực hiện theo phương châm “đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả” để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Siết chặt chi thường xuyên
Góc nhìn

Siết chặt chi thường xuyên

Nhờ đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội đã giảm tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách nhà nước từ 58,8% năm 2016 xuống còn 51,2% năm 2020; tiết kiệm chi thường xuyên hơn 13.000 tỷ đồng. Đây là thông tin đáng chú ý tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội vừa qua.
Công khai, minh bạch thông tin về dịch bệnh
Thị trường

Công khai, minh bạch thông tin về dịch bệnh

Ngày 8.3, hoạt động mua sắm tại siêu thị và chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội đã bình thường trở lại, giá các mặt hàng như gạo, thịt lợn, rau... không tăng. Trong cuộc họp khẩn vào sáng qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết Hà Nội đang giai đoạn nguy cơ lây nhiễm cao, thành phố sẽ công khai, minh bạch thông tin về dịch để người dân yên tâm, đồng thời đề nghị mọi người dân nêu cao trách nhiệm phòng, chống dịch.
Chủ động, điềm tĩnh và trách nhiệm
Góc nhìn

Chủ động, điềm tĩnh và trách nhiệm

Ngập tràn thông tin trên các trang mạng xã hội. TP Hà Nội phải tổ chức họp khẩn ngay trong đêm. Đến sáng 7.3, thông tin một người ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội dương tính với Covid-19 đã chính thức được các cơ quan chức năng xác nhận, kéo theo “làn sóng” nháo nhào đối phó: Người dân đổ xô đi mua các loại nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày, từ rau, củ, quả, gạo, muối, nước mắm, mỳ chính đến thịt thà, cá tôm...
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân
Trên đường phát triển

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân

Xác định rõ vai trò của nông dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân thành phố Hà Nội đã luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo. Các phong trào nông dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu… ngày càng được xây dựng nhiều và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tiến độ thực hiện tiêu chí NTM.
Bước đầu thay đổi nhận thức
Môi trường

Bước đầu thay đổi nhận thức

Đến nay toàn bộ cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong quá trình hoạt động tại công sở, tổ chức họp, hội nghị, hội thảo; người dân ở nhiều địa bàn khi đi chợ đã chủ động mang theo đồ đựng để tránh sử dụng túi nilon tại chợ... là những thành quả mà Hà Nội có được sau gần 1 năm triển khai thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về chống rác thải nhựa.
Đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ngày 14.11, thị xã Sơn Tây đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Như vậy, đến thời điểm này, cùng với các huyện Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây là đơn vị thứ 7 được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là niềm tự hào và vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã và Thủ đô.
Hà Nội tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
Vụ án

Hà Nội tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Sáng 5.11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, tổng kết cuộc thi “ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng”, “ tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường”.
Nhiều mô hình và cách làm hiệu quả
Trên đường phát triển

Nhiều mô hình và cách làm hiệu quả

Bằng nỗ lực triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ các nội dung hoạt động về an toàn thực phẩm và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của TP Hà Nội được đánh giá cao.
Phụ nữ chung tay đẩy lùi thực phẩm bẩn
Xã hội

Phụ nữ chung tay đẩy lùi thực phẩm bẩn

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đẩy mạnh nhiều hoạt động, phong trào nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Qua đó, giải quyết hiệu quả những vấn đề nổi cộm của tình trạng mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và sức khỏe cho gia đình, cộng đồng.
Kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP

Chất lượng bảo đảm, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, dễ dàng truy xuất… là những yếu tố giúp cho các sản phẩm OCOP của Hà Nội ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Tuy nhiên, việc tìm mua những sản phẩm OCOP của Hà Nội hiện chưa thật sự dễ dàng bởi nhiều chủ thể vẫn đang loay hoay kết nối để đưa sản phẩm vào các điểm bán lẻ. Nhận diện thực tế này, Hà Nội đang tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.