Xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân

Xác định rõ vai trò của nông dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân thành phố Hà Nội đã luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo. Các phong trào nông dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu… ngày càng được xây dựng nhiều và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tiến độ thực hiện tiêu chí NTM.

Phong trào sôi nổi ở Phúc Thọ   

Giai đoạn 2011 - 2019, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ xác định Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những phong trào trọng tâm thu hút đông đảo hội viên tham gia. Hội viên và nông dân ở các xã, thị trấn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, phát triển kinh tế trang trại, vườn trại, liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Ngày càng có nhiều hội viên, nông dân hợp tác, liên kết nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng đất đai, lao động để phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực tế, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã thực hiện các hoạt động sôi nổi như: Tổ chức dịch vụ tư vấn hỗ trợ nông dân; hỗ trợ thông tin, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và tiêu thụ nông sản... Các cấp hội đã chủ động tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức và tư vấn cho hội viên nông dân về sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm và đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Bưởi Phúc Thọ”, “Tương nếp Tam Hiệp”, “Cà dầm tương Tam Hiệp”.

Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân huyện cũng xây dựng được 17 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 5 mô hình vay vốn từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân của huyện và thành phố Hà Nội với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng. Một số mô hình đã phát huy hiệu quả tốt, như mô hình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học tại xã Tích Giang, Thọ Lộc, Trạch Mỹ Lộc; mô hình lúa chất lượng cao, nuôi cá thương phẩm ở Ngọc Tảo, Sen Chiểu…  Đồng thời, vận động, hướng dẫn các hộ nông dân liên kết tập hợp với nhau để hình thành các tổ hội nghề nghiệp và đã thành lập tổ hội nghề nghiệp trồng cây ăn quả ở xã Vân Hà, tổ hội trồng hoa ở xã Tam Thuấn, tổ hội trồng cây ăn quả ở xã Sen Phương.

Trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã cụ thể hóa nội dung của cuộc vận động với việc thực hiện 5 tiêu chuẩn “Người nông dân Hà Nội Thanh lịch - Văn minh”, kết hợp tuyên truyền thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội, mừng thọ. Thông qua cuộc vận động, các tục lệ lạc hậu từng bước được khắc phục, khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được nâng cao.

Theo đánh giá của Bí thư Huyện ủy Lê Thị Thu Hằng, các phong trào, hoạt động của các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện đã giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đại bộ phận người dân địa phương. Hội viên nông dân không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, hỗ trợ hơn 1.200 lượt lao động, góp phần không nhỏ trong việc tạo nội lực thúc đẩy tiến độ thực hiện tiêu chí NTM trên địa bàn.

Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa thăm qua gian trưng bày giới thiệu nông sản Thủ đô Ảnh: Tường Vy
Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa thăm qua gian trưng bày giới thiệu nông sản Thủ đô 

Ảnh:  Tường Vy

Hỗ trợ nguồn vốn phát triển các mô hình kinh tế

Không riêng Phúc Thọ, thời gian qua, các cấp hội nông dân thành phố Hà Nội luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, đóng góp không nhỏ vào phát triển KT - XH địa phương và thúc đẩy tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, việc phát huy vai trò của các nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ nông dân xây dựng phát triển các mô hình kinh tế ngày càng được các địa phương chú trọng, đem lại hiệu quả thiết thực.

Tại huyện Thạch Thất, sau khi nhận được quyết định phân bổ vốn của Hội Nông dân thành phố, Hội Nông dân huyện quyết định chọn Hội Nông dân xã Lại Thượng thực hiện Mô hình “Sử dụng vốn vay có hiệu quả từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội để phát triển mô hình kinh tế VAC”. Theo đó, Hội Nông dân huyện đã giải ngân đến 15 hộ vay vốn với tổng nguồn vốn thực hiện mô hình là hơn 1,5 tỷ đồng. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoàng Chí Lượng, các mô hình đầu tư nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân không chỉ giúp nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, mà còn có sức lan tỏa, nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất, thấy được hiệu quả của liên kết trong sản xuất. Bên cạnh đó, tạo được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm ngày càng được gắn bó, đóng góp tích cực vào phát triển KT - XH, xây dựng NTM.

Còn ở huyện Hoài Đức, những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn đã tập trung hỗ trợ hội viên vay vốn thực hiện các mô hình trồng nhãn chín muộn, ổi, táo, bưởi, rau an toàn; chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất miến dong… góp phần giúp hội viên nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Khắc Minh (thôn 7, xã Cát Quế), thông qua Hội Nông dân xã, ông Minh được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ngân hàng để đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng đàn từ 60 con lên 200 con lợn, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thống kê của Hội Nông dân huyện đến tháng 10.2020 cho thấy, tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đang cho vay khoảng 1.600 hộ hội viên là gần 31 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội Nông dân cấp xã còn hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng NN - PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ hơn 116 tỷ đồng.

Đối với thị xã Sơn Tây, Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã với trên 19 tỷ đồng, mỗi năm cho hàng cho trăm hộ hội viên nông dân vay với nguồn phí ưu đãi. Đến nay, tổng dư nợ ngân hàng chính sách xã hội thông qua tổ chức hội nông dân đạt 84,6 tỷ đồng, dư nợ Ngân hàng NN - PTNT thông qua tổ chức hội đạt hơn 2 tỷ đồng. Nhờ đó, Hội Nông dân thị xã đã hỗ trợ xây dựng 5 mô hình kinh tế tập thể mới là các mô hình tổ hội nghề nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh tẻ Phú Nhi; chăn nuôi ong mật tại xã Kim Sơn và phường Xuân Khanh; chăn nuôi bò sinh sản tại xã Thanh Mỹ; sản xuất và kinh doanh đồ gỗ tại xã Sơn Đông và nhiều mô hình kinh tế khác mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phạm Hải Hoa khẳng định, thời gian qua, các phong trào nông dân hiến đất làm đường nông thôn, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu… ngày càng được xây dựng nhiều và phát huy hiệu quả. Đáng chú ý, thông qua hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân và các chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN - PTNT đã hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống cho hội viên nông dân, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển KT - XH cũng như thực hiện chương trình xây dựng NTM của thủ đô.

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…