Phòng, chống rác thải nhựa trên địa bàn Hà Nội:

Bước đầu thay đổi nhận thức

Đến nay toàn bộ cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong quá trình hoạt động tại công sở, tổ chức họp, hội nghị, hội thảo; người dân ở nhiều địa bàn khi đi chợ đã chủ động mang theo đồ đựng để tránh sử dụng túi nilon tại chợ... là những thành quả mà Hà Nội có được sau gần 1 năm triển khai thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về chống rác thải nhựa.

Các sở, ngành nói "không” với rác thải nhựa

Những năm gần đây, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 5.500 - 6.000 tấn; trong đó, rác thải nhựa chiếm khoảng 8 - 10%. Các sản phẩm nhựa và túi nilon đã trở nên phổ biến trong cuộc sống người dân nhưng để lại những hậu quả không nhỏ đến môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Thực tế trên, từ năm 2019, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng về chống rác thải nhựa, Hà Nội đã có nhiều chính sách, lộ trình thực hiện chương trình chống rác thải nhựa trên địa bàn thành phố. Cụ thể, tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi ý thức của người dân trong việc chống rác thải nhựa như: Không dùng chai nhựa tại các công sở, giảm túi nilon khi đi chợ, giảm bớt sử dụng nhựa trong cuộc sống hàng ngày, tiêu hủy rác thải nhựa...

Các sở, ngành của Hà Nội nói không với sản phẩm nhựa
Các sở, ngành của Hà Nội nói không với sản phẩm nhựa

Theo kế hoạch số 232 của UBND TP Hà Nội về triển khai phòng, chống rác thải nhựa và túi nilon đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn thành phố, 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc UBND thành phố không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy từ cuối năm 2019.

Đến nay, sau gần 1 năm thực hiện kế hoạch của thành phố, toàn bộ cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc UBND thành phố không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong quá trình hoạt động tại công sở, tổ chức họp, hội nghị, hội thảo. Đặc biệt, để ngăn chặn rác thải nhựa tại các cơ quan, đơn vị, Sở Tài chính Hà Nội không bố trí và duyệt nguồn vốn ngân sách cho việc mua chai nước nhựa phục vụ tại cuộc họp, hội thảo. Đồng thời, phối hợp với Sở Công thương kêu gọi các siêu thị, cửa hàng cam kết không sử dụng bao bì túi nilon, chuyển dần sang dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết thêm, Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội cũng đã tổ chức tuyên truyền cho các hội viên hội phụ nữ thuộc các quận, huyện, thị xã về tác hại của rác thải nhựa; đồng thời để khuyến khích hội viên hội phụ nữ tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể sử dụng nhiều lần và dễ phân hủy cho hội viên hội phụ nữ thuộc các quận, huyện, thị xã.

Đánh giá hiệu quả từ những chính sách mà TP Hà Nội đưa ra về phòng, chống rác thải nhựa, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, PGS.TS. Bùi Thị An cho rằng: Từ việc làm rất nhỏ khi các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội không sử dụng chai nhựa một lần trong cuộc họp nhưng đã thể hiện được hiệu quả hoạt động điều hành của TP Hà Nội. Hành động phải xuất phát từ chính các cơ quan, đơn vị của thành phố mới thiết thực. Điều này đã tác động rất lớn sự thay đổi nhận thức của người dân.

Để không còn là"bề nổi"

Mặc dù đạt nhiều kết quả trong phong trào phòng chống rác thải nhựa, song theo nhìn nhận của các chuyên gia về môi trường “đây chỉ là bề nổi”. Thực tế, trong cuộc chiến nhằm giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Bởi, thói quen của người dân trong việc sử dụng, vứt túi nilon vẫn còn khá phổ biến, diễn ra tại nhiều nơi, nhất là tại các chợ dân sinh, quán hàng bán đồ ăn uống nhanh. Bên cạnh đó thời gian gần đây, một số đơn vị thu gom rác tại chỗ, trong đó có rác thải nhựa, chọn giải pháp đốt. Điều này, không chỉ gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mà còn vi phạm quy định trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý...

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách về vấn đề này chưa thật đồng bộ; chế tài xử lý chưa thật nghiêm; một số địa phương vào cuộc chưa thực sự quyết liệt. Mạng lưới các đơn vị thu gom, tái chế chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy từ sinh hoạt và kết nối với các hộ gia đình, tập thể cá nhân, các đơn vị tạo chu trình khép kín giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa phát sinh lại chưa có... PGS.TS. Bùi Thị An cho rằng, chính sách là một trong 3 nhóm giải pháp lớn cần tích cực triển khai để giảm thiểu rác thải nhựa. Do đó, hệ thống cơ chế, chính sách phải đồng bộ, cụ thể hóa định hướng kinh tế tuần hoàn, phải có sự đồng bộ từ khâu thu gom - phân loại - tái chế, tái sử dụng chất thải đến cơ chế chính sách khuyến khích những công nghệ biến rác thải thành tài nguyên. “Hiện nay, các nhóm giải pháp đang được tích cực triển khai để giảm thiểu rác thải nhựa. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của cơ quan quản lý và người được giao thực hiện phải làm quyết liệt, thường xuyên, đến cùng thì mới giải quyết được vấn đề”, bà Bùi Thị An nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến trên, đại diện các doanh nghiệp cũng cho rằng: Để ngăn chặn rác thải nhựa, cần có giải pháp tổng thể, ngoài việc chỉ đạo quyết liệt từ phía chính quyền, cần sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội đoàn thể, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực từ phía người dân. Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị (URENCO) Phạm Cao Thắng cho biết thêm, hiện việc phân loại được chia thành 3 loại tái chế, đốt được và không đốt được. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ về thuế xuất, mặt bằng, trợ giá đối với các hoạt động xử lý rác tái chế mà thị trường không thể điều tiết được… sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động phân loại - thu gom - tái chế - tái sử dụng rác hiệu quả. Như vậy, có thể thấy sự chung tay của cộng đồng xã hội trong việc nói không với rác thải nhựa, mà trước hết là ở khâu phân loại đóng một vai trò rất quan trọng.

Môi trường

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.