Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng:

Sớm phê duyệt để giải quyết sinh kế cho người dân

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị cho ý kiến về chủ trương hoàn thiện Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5.000), Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định đây là Đồ án tốt nhất từ trước đến nay, dự kiến nếu đủ điều kiện sẽ phê duyệt, ban hành quy hoạch vào tháng 6.2021.

Tạo trục không gian văn hóa lịch sử

Dự kiến, sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn, tiêu chí và ý kiến của Bộ NN - PTNT, Hà Nội sẽ phê duyệt, ban hành quy hoạch này vào khoảng tháng 6.2021.

Theo Đồ án, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỷ lệ 1/5.000) được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích khoảng 11.000ha; thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện; dân số tính toán theo quy hoạch từ 280 - 320.000 người. So với các đồ án quy hoạch phân khu đô thị khác, không gian nghiên cứu Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng nêu trên thuộc không gian dành cho thoát lũ ngoài đê sông Hồng, có quy mô, tính chất phức tạp với nhiều yếu tố đan xen... Đây được xác định là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí, biểu tượng của thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Bên cạnh việc bố trí dịch vụ giao thông đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị, đồ án còn nhằm hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái hồ Tây - Cổ Loa; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe báo cáo, ý kiến thẩm định của các bên liên quan, trong đó trọng tâm là tập trung làm rõ một số vấn đề quan trọng như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường; phân tích tính kinh tế, khái toán chi phí, tính toán lợi ích; phương thức huy động vốn và thực hiện quy hoạch...

Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được xác định là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hóa lịch sử Ảnh: P.Long
Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được xác định là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hóa lịch sử 

Ảnh: P.Long 

Quyết tâm sớm ban hành Đồ án quy hoạch vào 6.2021

Phát biểu tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho biết: Sông Hồng chảy qua Việt Nam có chiều dài khoảng 600km, trong đó chảy qua địa phận Hà Nội khoảng 118km. Từ năm 1954 đến nay, đã có tổng cộng 7 lần quy hoạch chung thủ đô đã được ban hành, mỗi lần đều đề cập đến quy hoạch không gian sông Hồng. Từ năm 2012 đến nay, trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng thủ đô theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đã có khoảng 20 đề án, dự án quy hoạch liên quan đến sông Hồng của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, thế nhưng gần 10 năm qua Hà Nội vẫn chưa có được quy hoạch này.

"Việc Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua về chủ trương để xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, tiến sát bước được phê duyệt và ban hành là tiến bộ vượt bậc về công tác quy hoạch, cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng thủ đô. Qua đó đáp ứng sự chờ đợi của người dân hàng chục năm qua" - ông Lưu Quang Huy khẳng định.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, đồ án lần này được các chuyên gia hàng đầu về quy hoạch mà Thành ủy Hà Nội tham vấn nhận định là tốt nhất từ trước đến nay và quan trọng đủ điều kiện để được phê duyệt, thông qua. "Đây là kết quả từ quyết tâm chính trị rất cao của thành phố nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, thẩm định, phê duyệt quy hoạch này nhằm hiện thực hóa quy hoạch thủ đô từ năm 1954 đến nay, gần nhất là từ 10 năm trước. Đặc biệt, đây còn là định hướng về không gian đô thị, chỉnh trang đô thị, giải quyết sinh kế cho người dân, chỉnh trị dòng chảy và hành lang thoát lũ" - Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy cũng lưu ý từ nay đến trước khi xin ý kiến các bộ, Ban Cán sự UBND thành phố cần chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện tối đa, bảo đảm Đồ án có chất lượng cao nhất.

Nhịp sống Hà Nội

Chủ động kịch bản bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử
Nhịp sống Hà Nội

Chủ động kịch bản bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử

Với sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến nay, các bước chuẩn bị bầu cử trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đã cơ bản hoàn tất. Đặc biệt, quận Nam Từ Liêm được thành phố đánh giá là một trong những địa phương chủ động trong việc xây dựng, hoàn thiện phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống về an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ngày hội của toàn dân diễn ra thành công, an toàn, thông suốt. Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Cường - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm - xoay quanh nội dung này.
Tháo gỡ những bất cập trong công tác bầu cử thông qua giám sát
Nhịp sống Hà Nội

Tháo gỡ những bất cập trong công tác bầu cử thông qua giám sát

HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát của HĐND thành phố về việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác bầu cử ĐBQH Khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn thủ đô. Đoàn giám sát sẽ do Chủ tịch HĐND thành phố, Chủ tịch Ủy ban bầu cử TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm trưởng đoàn.
Xây dựng bộ máy tinh gọn với những cán bộ thực sự "vì dân"
Nhịp sống Hà Nội

Xây dựng bộ máy tinh gọn với những cán bộ thực sự "vì dân"

Theo dự thảo Chương trình số 01-CTr/TU được lấy ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 3 diễn ra vào ngày 11.3, Thành ủy Hà Nội xác định mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Thành phố thực sự gương mẫu, tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín.
Quyết đi đến cùng việc xử lý các dự án đất chậm triển khai
Nhịp sống Hà Nội

Quyết đi đến cùng việc xử lý các dự án đất chậm triển khai

Trước thực trạng công tác quản lý đất đai, đặc biệt là tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, HĐND thành phố đã quyết định thành lập Đoàn giám sát để tái giám sát nội dung này bởi đây là những vấn đề "nóng", có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội thủ đô.
Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
Nhịp sống Hà Nội

Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thay mặt Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã có bài tham luận với chủ đề “Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả
Nhịp sống Hà Nội

Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả

Năm 2021 là thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm khởi đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, năm yêu cầu bứt tốc kinh tế - xã hội sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, cũng là năm tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chính vì vậy, hoạt động HĐND các cấp thành phố Hà Nội sẽ thực hiện theo phương châm “đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả” để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Siết chặt chi thường xuyên
Góc nhìn

Siết chặt chi thường xuyên

Nhờ đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội đã giảm tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách nhà nước từ 58,8% năm 2016 xuống còn 51,2% năm 2020; tiết kiệm chi thường xuyên hơn 13.000 tỷ đồng. Đây là thông tin đáng chú ý tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội vừa qua.
Công khai, minh bạch thông tin về dịch bệnh
Thị trường

Công khai, minh bạch thông tin về dịch bệnh

Ngày 8.3, hoạt động mua sắm tại siêu thị và chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội đã bình thường trở lại, giá các mặt hàng như gạo, thịt lợn, rau... không tăng. Trong cuộc họp khẩn vào sáng qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết Hà Nội đang giai đoạn nguy cơ lây nhiễm cao, thành phố sẽ công khai, minh bạch thông tin về dịch để người dân yên tâm, đồng thời đề nghị mọi người dân nêu cao trách nhiệm phòng, chống dịch.
Chủ động, điềm tĩnh và trách nhiệm
Góc nhìn

Chủ động, điềm tĩnh và trách nhiệm

Ngập tràn thông tin trên các trang mạng xã hội. TP Hà Nội phải tổ chức họp khẩn ngay trong đêm. Đến sáng 7.3, thông tin một người ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội dương tính với Covid-19 đã chính thức được các cơ quan chức năng xác nhận, kéo theo “làn sóng” nháo nhào đối phó: Người dân đổ xô đi mua các loại nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày, từ rau, củ, quả, gạo, muối, nước mắm, mỳ chính đến thịt thà, cá tôm...
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân
Trên đường phát triển

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân

Xác định rõ vai trò của nông dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân thành phố Hà Nội đã luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo. Các phong trào nông dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu… ngày càng được xây dựng nhiều và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tiến độ thực hiện tiêu chí NTM.
Bước đầu thay đổi nhận thức
Môi trường

Bước đầu thay đổi nhận thức

Đến nay toàn bộ cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong quá trình hoạt động tại công sở, tổ chức họp, hội nghị, hội thảo; người dân ở nhiều địa bàn khi đi chợ đã chủ động mang theo đồ đựng để tránh sử dụng túi nilon tại chợ... là những thành quả mà Hà Nội có được sau gần 1 năm triển khai thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về chống rác thải nhựa.
Đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ngày 14.11, thị xã Sơn Tây đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Như vậy, đến thời điểm này, cùng với các huyện Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây là đơn vị thứ 7 được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là niềm tự hào và vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã và Thủ đô.
Hà Nội tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
Vụ án

Hà Nội tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Sáng 5.11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, tổng kết cuộc thi “ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng”, “ tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường”.
Nhiều mô hình và cách làm hiệu quả
Trên đường phát triển

Nhiều mô hình và cách làm hiệu quả

Bằng nỗ lực triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ các nội dung hoạt động về an toàn thực phẩm và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của TP Hà Nội được đánh giá cao.
Phụ nữ chung tay đẩy lùi thực phẩm bẩn
Xã hội

Phụ nữ chung tay đẩy lùi thực phẩm bẩn

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đẩy mạnh nhiều hoạt động, phong trào nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Qua đó, giải quyết hiệu quả những vấn đề nổi cộm của tình trạng mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và sức khỏe cho gia đình, cộng đồng.
Kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP

Chất lượng bảo đảm, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, dễ dàng truy xuất… là những yếu tố giúp cho các sản phẩm OCOP của Hà Nội ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Tuy nhiên, việc tìm mua những sản phẩm OCOP của Hà Nội hiện chưa thật sự dễ dàng bởi nhiều chủ thể vẫn đang loay hoay kết nối để đưa sản phẩm vào các điểm bán lẻ. Nhận diện thực tế này, Hà Nội đang tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.