Đẩy mạnh phát triển du lịch nhanh và bền vững

Tham dự Hội nghị “Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững" do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì sáng 15.11, có sự tham gia đại diện của các bộ, ban, ngành, các địa phương, hiệp hội, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp. Đây là lần thứ hai hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch được tổ chức trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực thực hiện đạt cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu năm 2023, tạo đà cho năm 2024 và cũng là giai đoạn đầu của mùa du lịch cuối năm.

Gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong 10 tháng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt (hơn 9,998 triệu lượt), tăng gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế mới chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch). Khách du lịch nội địa, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2022, đang có dấu hiệu chững lại. Ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, nhiều vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ chưa giải quyết được.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nhanh và bền vững -0
Nữ tỉ phú đại diện Sovico và hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo phát biểu tại Hội nghị

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tư lệnh ngành văn hóa, thể thao và du lịch chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới hạn chế của ngành là do một số thị trường trọng điểm truyền thống mở cửa từng bước, chưa lấy lại được tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch; công tác kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng còn chậm, gặp nhiều khó khăn; xu hướng lựa chọn các điểm đến gần thay vì lựa chọn điểm đến có khoảng cách xa của một số thị trường trọng điểm của Việt Nam; việc chậm kết nối, chậm khôi phục tần suất các đường bay quốc tế như trước dịch Covid-19. Ngoài ra các yếu tố khác như lạm phát, tỉ giá tăng, xung đội chính trị đã ảnh hưởng lớn đến lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, trong 10 tháng qua, tuy lượng khách tăng nhanh nhưng tốc độ phát triển ngành du lịch có phần suy giảm. “Ngay trong dịch Covid-19 thì ngành du lịch vẫn tồn tại, nhưng đến khi hết dịch thì liên kết hợp tác trong ngành du lịch dường như biến mất, quay trở lại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, lại tăng giá, hạ giá, lộn xộn” ông Bình nói.

Đại diện tập đoàn Vingroup chia sẻ, thiên nhiên tươi đẹp, di sản văn hóa phong phú chưa đủ để Việt Nam trở thành điểm đến của du khách quốc tế. Đã đến lúc cần kiến tạo những điểm đến vừa mang bản sắc Việt, vừa có tính quốc tế cao, phù hợp với xu hướng toàn cầu của ngành du lịch.

Giai điệu Hello Việt Nam và biểu tượng du lịch Việt Nam trên máy bay Vietjet

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đại diện cho Sovico và hãng hàng không Vietjet cho rằng, đây là giai đoạn nhiều cơ hội nhưng cũng đầy biến động, thách thức. Hàng không chưa có lợi nhuận; du lịch, khách sạn, nhà hàng hoạt động cầm chừng. Những điểm đến quốc tế xinh đẹp như Đảo ngọc Phú Quốc, như vịnh biển Nha Trang đẹp nhất thế giới, con đường di sản miền Trung Huế - Đà Nẵng - Hội An, Kỳ quan vịnh Hạ Long… đang "đóng băng" vài chục nghìn phòng khách sạn; dịch vụ giải trí, nhà hàng đều ngưng trệ. Đây là những khối tài sản của quốc dân, xã hội, là việc làm cho hàng trăm nghìn người trong khu vực du lịch. Chúng ta cần hành động khẩn trương để những điểm đến đông vui trở lại. Trước dịch, mỗi ngày Vietjet có tới 40 chuyến bay quốc tế tới Nha Trang, nghĩa là khoảng 8.000 phòng khách sạn có khách nghỉ, tương tự ở Đà Nẵng, Phú Quốc…

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo kiến nghị với Chính phủ: “Hãy để Việt Nam thành điểm đến của du lịch quốc tế đầy bản sắc về văn hóa, ẩm thực, nghỉ dưỡng… mỗi vùng miền, địa phương đều có những bản sắc cuốn hút riêng”. Theo đó, cần tạo điều kiện để ngành hàng không thu hút khách nhanh nhất, ngay dịp tháng 12.2023 và đầu năm 2024, đưa du lịch, giao thương, đầu tư quốc tế đến Việt Nam, đến tất cả các sân bay quốc tế: Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, Vân Đồn, Hải Phòng, Huế,… bên cạnh TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Trong nước phát động chương trình hành động quốc gia đẩy mạnh du lịch tới các sân bay, các điểm đến địa phương. Đề xuất Chính phủ, các bộ tiếp tục thúc đẩy các đàm phán, hiệp định song phương, đa phương với các quốc gia để có các chính sách thuận lợi hơn về thị thực (visa), hỗ trợ các hoạt động mở đường bay mới thúc đẩy nhu cầu của người dân, du khách.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo cần có các sáng kiến phát triển du lịch trên nền tảng giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống Việt Nam và tinh thần sáng tạo của thời đại mới. Xây dựng các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở tầm quốc gia, quốc tế. Vừa qua, Việt Nam đã ứng dụng các công nghệ hiện đại vào các hoạt động quản lý xuất nhập cảnh, cấp e-visa nhanh chóng và thuận tiện cho du khách quốc tế.

Trong bối cảnh còn rất nhiều thách thức đối với cả ngành du lịch, hàng không, doanh nghiệp đề nghị Chính phủ tiếp tục có các hỗ trợ về thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm phí cho các đường bay quốc tế mới, ngành ngân hàng giảm lãi suất cho hàng không, khách sạn, du lịch. Chủ tịch Vietjet đề xuất có các chính sách hỗ trợ về phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam, chính sách quản lý slot bay, quản lý hoạt động khai thác tại các cảng hàng không để tăng năng lực thông qua các cảng hàng không. Phát triển hoạt động đào tạo, nhất là đào tạo nghề và tăng năng suất, chất lượng trong dịch vụ du lịch.

“Đây là cơ hội để du lịch Việt Nam phát triển, Vietjet sẽ tiếp tục nỗ lực, đóng góp bền bỉ cho du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Chúng tôi tin rằng, phía trước là tương lai tươi sáng cho hàng không, du lịch và chúng ta hãy cùng hành động để tương lai ấy đến gần hơn”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo, tạo điều kiện tối đa, các chủ thể cần nâng cao nhận thức đầy đủ, toàn diện vai trò của ngành du lịch đối với phát triển đất nước, từ đó phát huy tính sáng tạo, tự chủ của các chủ thể, phát huy vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng người dân, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để tạo ra một hệ sinh thái du lịch phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam dựa trên nguồn lực con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử, tạo đột phá để du lịch Việt Nam đi sau nhưng vượt lên trước, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương của Đảng.

Kinh tế

Kỳ vọng mở ra giai đoạn phát triển mới
Doanh nghiệp

Kỳ vọng mở ra giai đoạn phát triển mới

Với nhiều nội dung quan trọng được thông qua như: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2023 và kế hoạch kinh doanh năm 2024, kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024, phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức, kế hoạch hoạt động của Ban kiểm soát và thay đổi nhân sự, trụ sở hoạt động... Đại hội Cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường 2024 của Eximbank đã kết thúc thành công, kỳ vọng mở ra một chặng phát triển mới.

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam
Tài chính

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ thống, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, qua đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội nhất khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Triển lãm quốc tế về linh kiện điện tử và sản xuất thông minh
Thị trường

Triển lãm quốc tế về linh kiện điện tử và sản xuất thông minh

Triển lãm quốc tế Linh kiện điện tử và sản xuất thông minh tại Việt Nam 2024 (GEIMS Việt Nam 2024) được tổ chức từ ngày 28 - 30.11 tại Hà Nội. Sự kiện này do Global Sources tổ chức và là một trong những triển lãm lớn nhất trong lĩnh vực linh kiện điện tử và sản xuất thông minh tại Việt Nam; thu hút sự tham gia của hơn 100 nhà cung cấp hàng đầu đến từ nhiều quốc gia, bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Phó Tổng giám đốc Thường trực MoMo Đỗ Quang Thuận phát biểu.
Kinh tế

Fintech giữ vai trò đắc lực trong thúc đẩy tài chính toàn diện

Với các ưu điểm nổi bật về hạ tầng công nghệ, sản phẩm đa dạng, khả năng tận dụng dữ liệu, hệ thống thanh toán tinh gọn, công cụ quản lý kinh doanh hiệu quả…, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đang “bình dân hóa” dịch vụ tài chính - ngân hàng, giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện.

Agribank giành giải “Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024”
Doanh nghiệp

Agribank giành giải “Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024”

Agribank vừa được Ngân hàng JPMorgan (Hoa Kỳ) trao tặng giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024 (USD Clearing Elite Quality Recognition Award”. Giải thưởng này là minh chứng cho năng lực và sự phát triển không ngừng của Agribank trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế hàng đầu của ngân hàng trên thị trường tài chính toàn cầu.

Toàn cảnh Hội thảo
Thị trường

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu phức tạp hơn trong thời đại số

Sự phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến, điển hình là trí  tuệ nhân tạo (AI), dẫn tới thay đổi nhanh chóng về cách thức hoạt động thương mại. Điều này khiến doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách thức trong việc xác lập quyền nhãn hiệu, nâng cao giá trị nhãn hiệu cũng như bảo vệ nhãn hiệu.

Vay tiền online: Lợi ích và rủi ro cần biết
Tài chính

Vay tiền online: Lợi ích và rủi ro cần biết

Không thể phủ nhận những lợi ích mà xu hướng vay tiền online đem lại như nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, công sức cho cả người đi vay lẫn người cho vay. Nhưng song hành với sự tiện lợi đó là không ít rủi ro mà người thiệt hại nhiều nhất, suy cho cùng, vẫn là người đi vay.

Trải nghiệm nghỉ dưỡng an yên tại chuỗi biệt thự biển Vlasta - Sầm Sơn
Bất động sản

Trải nghiệm nghỉ dưỡng an yên tại chuỗi biệt thự biển Vlasta - Sầm Sơn

Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, không gian sống trong lành, hệ tiện ích phong phú, Vlasta - Sầm Sơn mang tới cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp và đa sắc với những hoạt động văn hóa nghệ thuật tinh tế. Đó là nguyên do thời gian qua, các chủ sở hữu biệt thự biển Vlasta - Sầm Sơn đã nhanh chóng hoàn thiện nội thất, biến nơi đây thành không gian “second home” lý tưởng cho gia đình, đồng thời khai thác kinh doanh mang lại dòng tiền và lợi nhuận hấp dẫn.

Thêm “trợ lực” để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Kinh tế

Thêm “trợ lực” để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Thời gian qua, nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.

Bảy ngành sản xuất hàng xuất khẩu chính sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ CEA
Kinh tế

Bảy ngành sản xuất hàng xuất khẩu chính sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ CEA

Chia sẻ tại tọa đàm “Kế hoạch của EU về kinh tế tuần hoàn (CEAP) và hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 27.11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, CEAP sẽ có tác động đến 7 nhóm lĩnh vực chính, bao gồm: thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin và nhóm về bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày...